| Hotline: 0983.970.780

Biến đổi khí hậu gây thiệt hại hơn 2.500 tỷ tại Việt Nam

Thứ Ba 17/11/2020 , 07:28 (GMT+7)

Biến đổi khí hậu gây thiệt hại nặng và khiến hàng trăm triệu người thiếu đói, theo nhận định của Tổ chức Lương thực & Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) tại Việt Nam.

Biến đổi khí hậu gây thiếu nước trầm trọng ở hồ nước ngọtngọt Ba Tri, Bến Tre. Ảnh: Tùng Đinh.

Biến đổi khí hậu gây thiếu nước trầm trọng ở hồ nước ngọtngọt Ba Tri, Bến Tre. Ảnh: Tùng Đinh.

Ông Nguyễn Song Hà, Trợ lý Trưởng đại diện Tổ chức Lương thực & Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) tại Việt Nam trả lời phỏng vấn về tác động của biến đổi khí hậu tới nông dân.

- Biến đổi khí hậu (BĐKH) ảnh hưởng thế nào đến an ninh lương thực thế giới và tác động đến Việt Nam?

Theo thống kê mới nhất, trên 820 triệu người trên thế giới đang thiếu đói. Nhưng BĐKH có thể làm tăng thêm 122 triệu người nữa – chủ yếu là nông dân – vào tình trạng đói nghèo cùng cực vào năm 2030, và đẩy giá ngũ cốc tăng thêm 29% từ nay đến 2050.

Nông nghiệp hiện là ngành bảo đảm sinh kế cho khoảng 2,5 tỷ người trên toàn cầu, cũng là nguồn thực phẩm cho toàn thể nhân loại. Ngành này hiện đang gánh chịu tới 26% tác động về kinh tế do thiên tai nói chung.

Riêng với hạn hán, mức độ gánh chịu này ở các nước đang phát triển lên tới 83%. Mặt khác chúng ta thấy bản thân ngành nông nghiệp cũng là ngành phát thải khí nhà kính rất lớn. Tính chung nông, lâm nghiệp và các loại hình sử dụng đất khác, con người tạo ra khoảng 1/4 lượng khí phát thải (riêng ngành chăn nuôi chiếm tới 14,5%).

Một phần ba trong tổng diện tích đất toàn cầu đang bị suy thoái, tạo ra 78 gigaton CO2 vào khí quyển, khiến giá trị của đa đạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thai bị mất đi tương đương với 10% GDP. Ở châu Á, trong giai đoạn từ 2005 - 2015, thiệt hại do thiên tai đã lên đến 48 tỷ USD trong đó 77% là do lũ lụt.

Về lâu dài, nếu không sớm giảm thiểu và thích ứng với BĐKH, nhân loại sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn khi dân số ngày một tăng lên trong khi quỹ đất nông nghiệp tiếp tục giảm xuống.

- Hiện thiên tai ảnh hưởng đến an ninh lương thực (ANLT) của VN như thế nào?

Đối với Việt Nam, tuy đã có những bước tiến vượt bậc về sản xuất nông nghiệp và đang trở thành một nước cung ứng nhiều mặt hàng nông sản cho thế giới, chúng ta cần lường trước những yếu tố tiêu cực sẽ khiến nguồn cung cấp khó ổn định do các yếu tố tự nhiên và xã hội – đặc biệt là làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị hoặc khu công nghiệp để tìm kiếm các nguồn thu nhập cao hơn, đẩy lao động nông thôn đến chỗ khan hiếm.

Chỉ riêng thiệt hại về sản xuất trong 6 tháng đầu năm 2020, theo Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ NNP-TNT) các hình thái thiên tai đã gây thiệt hại 100 ngàn ha lúa và hoa màu, thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn khoảng 2.500 tỷ đồng. Nhiều dữ liệu tương tự cho thấy BĐKH là mối đe dọa của sự đảm bảo bền vững ANLT của Việt Nam.

ANLT cần phải được hiểu trên cả 4 bình diện: Sự sẵn có, khả năng tiếp cận, việc sử dụng và tính bền vững của hệ thống thực phẩm. Thiên tai và các loại hình khí hậu cực đoan do BĐKH gây ra đang ảnh hưởng tiêu cực trên cả 4 bình diện này.

Cụ thể hơn, các BĐKH sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ANLT trên 3 phương diện: (1) làm giảm sản lượng lương thực cũng như hiệu quả của toàn chuỗi giá trị, ảnh hưởng tới sinh kế (việc làm, lương bổng) và gây tổn thất về kinh tế nông nghiệp; (2) ảnh hưởng tới việc sử dụng thực phẩm do những tác động tiêu cực đến sức khỏe, vệ sinh, nước sạch và các yếu tố tương tự; (3) giảm sự ổn định của việc cung ứng lương thực do thất thoát về tài sản và hạ tầng nông thôn cũng như các loại dịch bệnh.

Ruộng đồng khô hạn ở vùng hồ nước ngọt Ba Tri, Bến Tre. Ảnh: Tùng Đinh.

Ruộng đồng khô hạn ở vùng hồ nước ngọt Ba Tri, Bến Tre. Ảnh: Tùng Đinh.

- FAO có những chương trình lớn nào về ANLT trên thế giới và Việt Nam?

Tại Việt Nam, ANLT luôn là trọng tâm của FAO. Từ những năm mới đi vào hoạt động, FAO đã giới thiệu các loại giống cây trồng, vật nuôi và kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ cho người dân.

Từ giữa thập kỷ 1990, FAO đi tiên phong chương trình IPM (quản lý dịch hại tổng hợp) ra đời, tạo ra sự tăng trưởng bền vững ở cây trồng và là tiền đề cho Đề án IPM của Việt Nam được ban hành vào năm 2015.

Kể từ 2012, khi Tổng Thư ký LHQ phát động Sáng kiến Không còn nạn đói (phần lớn trùng với Mục tiêu Phát triển Bền vững số 2), thì Việt Nam ngay lập tức thể hiện sự hưởng ứng tích cực. Trong ngành nông nghiệp, với những mối đe dọa từ các đại dịch lớn – nhất là bệnh từ động vật sang người – kể từ 2004 đến nay FAO đã cùng ngành y tế và ngành nông nghiệp liên tục phối hợp giải quyết các nguy cơ dịch bệnh trong đó có việc thiết lập mạng lưới giám sát dịch tễ, xây dựng khung quản lý nhằm giảm thiểu tình trạng kháng thuốc trong chăn nuôi, thủy sản.

Hiện tại, cùng với Chương trình Một Sức khỏe (One-Health) thì Chương trình IPM cũng đang được rà soát theo tinh thần của tuyên bố của Liên Hợp Quốc năm 2020 là năm quốc tế về Sức khỏe cây trồng để giúp đưa ra những giải pháp căn cơ, đóng góp cho đảm bảo lâu dài ANLT quốc gia.

FAO và các cơ quan Liên Hợp Quốc đã cùng Việt Nam xây dựng Chương trinh Hành động Không còn nạn đói đến 2025 với Ban CHỉ đạo do 1 Phó Thủ tướng làm Trưởng ban và Bộ Nông nghiệp và PTNT giữ vị trí cơ quan thường trực.

FAO cũng đồng hành với Việt Nam trong Thập kỷ LIên Hợp Quốc về Hành động dinh dưỡng (2016 – 2025), theo đó nhiều chương trinh, dự án lồng ghép dinh dưỡng và nông nghiệp đã và đang được triển khai hiệu quả.

Biến đổi khí hậu gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng

Chỉ riêng thiệt hại về sản xuất trong 6 tháng đầu năm 2020, theo Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ NN-PTNT) các hình thái thiên tai đã gây thiệt hại 100 ngàn ha lúa và hoa màu, thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn khoảng 2.500 tỷ đồng. Nhiều dữ liệu tương tự cho thấy BĐKH là mối đe dọa của sự đảm bảo bền vững ANLT của Việt Nam.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm