| Hotline: 0983.970.780

Bình Điền cùng học bổng Vì tương lai Việt Nam

Thứ Tư 30/12/2020 , 08:45 (GMT+7)

Công ty CP Phân bón Bình Điền và báo Mực tím vừa làm lễ trao học bổng "Vì tương lai Việt Nam" năm 2020 cho 100 em học sinh ở Long An và TP.HCM.

Đây là lần trao cuối, khép lại hành trình trao học bổng Vì tương lai Việt Nam năm 2020 sau khi ban tổ chức đã trao 400 suất tại các tỉnh: Sóc Trăng, Đồng Tháp, Đồng Nai, Bình Thuận, Gia Lai và Thanh Hóa. Mỗi suất 2 triệu đồng, tổng cộng là 1 tỷ đồng, do Công ty CP Phân bón Bình Điền tài trợ.

Ông Ngô Văn Đông, TGĐ Cty CP Phân bón Bình Điền trao học bổng cho các em học sinh. Ảnh: Đình Thế.

Ông Ngô Văn Đông, TGĐ Cty CP Phân bón Bình Điền trao học bổng cho các em học sinh. Ảnh: Đình Thế.

Đây cũng là năm thứ 7, Công ty Bình Điền tài trợ quỹ này. Từ năm 2013 đến nay, Bình Điền tài trợ số tiền 8,1 tỷ đồng. Đã trao 4050 suất cho các bạn học sinh là con nhà nghèo hiếu học, học giỏi các lớp: 10, 11, 12 tại các tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam bộ, miền Trung- Tây nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc.

Sự động viên, giúp sức thiết thực

Mỗi học sinh được nhận học bổng là một câu chuyện về  những cảnh ngộ gia đình gặp nhiều trắc trở, khó khăn, nhưng có điểm chung là  giàu ước mơ và ý chí, nghị lực mạnh mẽ để vượt lên chính mình.

Em Đinh Hoàng Khương, nhà ở ấp 4a, xã Tân Trạch, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, đang là học sinh lớp 11, trường THPT Rạch Chiếc, có ba bị tật nguyền từ thời trẻ do sốt bại liệt, chỉ ráng chống nạng làm những việc nhẹ trong nhà. Nhà không có ruộng vườn, má phải đi làm lao công cho công ty, lương thưởng rất thấp, nhưng ba má vẫn động viên Khương đi học. Không phụ ba má, Khương ráng học và học giỏi, mơ ước trở thành giáo viên để dìu dắt đàn em sau này. Nhận học bổng hôm nay, Khương mừng lắm. “Em nghĩ má sẽ có thêm một khoản tiền để lo cho gia đình, cho em ăn học, cái nữa là em được động viên cổ vũ rất nhiều vì nghĩ mình luôn đuọc mọi người cùng chăm lo cho”- Khương nói.

Các em hoc sinh tham quan phòng Hóa nghiệm của Phân bón Bình Điền. Ảnh: Đình Thế.
Các em hoc sinh tham quan phòng Hóa nghiệm của Phân bón Bình Điền. Ảnh: Đình Thế.

Các em hoc sinh tham quan phòng Hóa nghiệm của Phân bón Bình Điền. Ảnh: Đình Thế.

Khác với Khương, em Nguyễn Thanh Vy, đang học lớp 10, trường THPH Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, Long An lại bị khuyết tật làm cho 1 chân, 1 tay rất yếu, đi lại và làm việc rất khó khăn. Vậy mà em vẫn học thường xuyên đạt loại khá và giỏi. Em luôn quyết tâm học lên cao dù phải tự mình vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức vì “chỉ có học thành tài em mới có thể làm chủ được cuộc sống và tương lai của mình”- Vy nói.

Em Lê Thị Bích Ngọc, học sinh lớp 12A7, trường THPT Nguyễn Văn Cừ, TP Hồ Chí Minh, bố mẹ chia tay nhau, mẹ đi gánh lúa thuê tận Cà Mau, ba chị em Ngọc nương  nhau mà sống trong một phòng trọ. Ngọc là chị cả chịu khó, ham học. Cảnh nhà khó khăn, em gái Ngọc tự nguyện nghỉ học, đi làm để nhường cơ hội học tập cho chị, nhưng số tiền kiếm được của em  không đủ để chi tiêu cho 3 chị em, Ngọc đã quyết định nghỉ học, đi làm vì thương em và phụ em lo cho gia đình. Năm học rồi cũng kết thúc, nhìn thấy hình ảnh các bạn với tấm bằng tốt nghiệp, vòng hoa đội đầu, những cái ôm chia tay ngày cuối năm, Ngọc lại nhen nhóm một niềm tin trở lại trường. Và Ngọc đã trở lại trường trong vòng tay yêu thương của thày cô, bè bạn. Suất học bổng nhận được hôm nay cho Ngọc niềm tin vào quyết tâm học tập để trở thành cô giáo của mình.

Học bổng sẽ tiếp tục nối dài

Buổi trao học bổng được tổ chức sinh động. Các em học sinh sau khi đi tham quan phòng Hóa nghiệm và Khu sản xuất thực nghiệm của Cty Bình Điền đã dự buổi giao lưu với một số sinh viên từng nhận học bổng những năm trước; đặc biệt là sự trải lòng của TS Tâm lý- Giáo dục học Đào Lê Hòa An, người nhận học bổng Vì tương lai Việt Nam 15 năm trước. Đó thực sự là bài học cho các em học sinh đang chuẩn bị bước vào ngã rẽ sau khi hoàn thành chương trình THPT.

Hoc sinh tham quan Mô hình thử nghiệm phân bón Đầu Trâu trên cây bắp tại Khu thực nghiệm công nghệ cao của Cty Bình Điền. Ảnh: Đình Thế.

Hoc sinh tham quan Mô hình thử nghiệm phân bón Đầu Trâu trên cây bắp tại Khu thực nghiệm công nghệ cao của Cty Bình Điền. Ảnh: Đình Thế.

Ông Nguyễn Khắc Cường, Tổng Biên tập Báo Khăn quàng đỏ- Mực tím, cho biết: “25 năm qua, hàng chục ngàn suất học bổng được trao tận tay những bạn học sinh trên khắp mọi miền đất nước. Chính hành trình đi tìm và trao những suất học bổng, chúng tôi đã gặp, tiếp xúc với nhiều hình ảnh đẹp về ý chí và nghị lực vươn lên của các em ngay trong nghịch cảnh của mình và trên mảnh đất cỗi cằn nơi mình sinh sống để có thành tích học tập tốt, có mơ ước chiếm lĩnh những đỉnh cao khoa học đặng giúp mình, gia đình mình và xã hội. Nhiều bạn nhận được học bổng này đã trở thành kỹ sư, bác sỹ, nhà giáo, cả thạc sỹ, tiến sỹ.”

Ông Ngô Văn Đông, TGĐ Cty CP Phân bón Bình Điền cho rằng: “Việc đồng hành cùng học bổng Vì tương lai Việt Nam như là một trách nhiệm với xã hội của công ty. Suất học bổng không nhiều nhưng đó là sự ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của các em học sinh, là động lực giúp các em phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành những người lao động chất lượng cao sau này. Học bổng ngày càng đi xa hơn, đã tới 43 tỉnh thành trong cả nước. Cùng với việc đóng góp cho các quỹ học bổng, như: Tiếp sức đến trường, Cùng em đến lớp, Nâng cánh ước mơ, Giải thưởng Lương Định Của… Bình Điền sẽ tiếp tục đồng hành với học bổng Vì tương lai Việt Nam và sẽ nâng mức tài trợ từ 2 triệu đồng, lên 3 triệu đồng /suất từ năm 2021.”

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm