| Hotline: 0983.970.780

Kỷ niệm 75 năm ngày Phòng chống thiên tai Việt Nam

Bình Định: Các phương án phòng chống thiên tai đều chọn thế chủ động

Thứ Bảy 15/05/2021 , 09:50 (GMT+7)

Những năm gần đây, công tác phòng chống thiên tai của tỉnh Bình Định đã chuyển từ thế bị động sang chủ động để giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.

Trong giai đoạn 2016-2019 công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của tỉnh Bình Định đã có những bước chuyển đáng kể, đặc biệt là chuyển từ thế bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa nên đã làm giảm nhẹ thiệt hại. Công tác lập kế hoạch phòng chống thiên tai (PCTT) từng giai đoạn 5 năm và cập nhật hàng năm giữ vai trò rất quan trọng, luôn được chính quyền các cấp và các ngành ở Bình Định quan tâm thực hiện.

Vừa qua, Bình Định đã lập kế hoạch PCTT giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, Bình Định xác định mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của công tác PCTT trong 5 năm tới để các Sở, ban, ngành, chính quyền địa phương các cấp tổ chức triển khai thực hiện.

Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT kiểm tra hồ chứa nước Núi 1 (thị xã An Nhơn, Bình Định). Ảnh: Vũ Đình Thung.

Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT kiểm tra hồ chứa nước Núi 1 (thị xã An Nhơn, Bình Định). Ảnh: Vũ Đình Thung.

Theo ông Hồ Đắc Chương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, biến đổi khí hậu đã khiến thời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt, thiên tai xảy ra khó lường. Do đó, công tác PCTT cần chuyển từ thế bị động phòng chống sang thế chủ động phòng ngừa mới có thể làm giảm mức độ thiệt hại ở mức thấp nhất. Do đó, Bình Định xây dựng hệ thống Ban chỉ huy PCTT và TKCN xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã và các Sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh.

“Hệ thống Ban chỉ huy PCTT-TKCN các cấp luôn được kiện toàn để đảm bảo năng lực hoạt động có hiệu quả. Năng lực của đội ngũ làm công tác PCTT cấp huyện, xã thường xuyên được nâng cao bằng các lớp đào tạo, tập huấn. Công tác xây dựng lực lượng xung kích PCTT cấp xã với lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt luôn được quan tâm. Năng lực và trang thiết bị cho lực lượng làm công tác PCTT trong tỉnh cũng được tăng cường. Đặc biệt, Bình Định đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thông tin liên lạc PCTT và TKCN đảm bảo thông suốt giữa các Ban chỉ huy PCTT và TKCN các cấp”, ông Hồ Đắc Chương cho hay.

Tuyến kè biển Nhơn Hải được kiên cố để bảo vệ cuộc sống người dân xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định). Ảnh: Vũ Đình Thung.

Tuyến kè biển Nhơn Hải được kiên cố để bảo vệ cuộc sống người dân xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định). Ảnh: Vũ Đình Thung.

Hiện nay, Bình Định đã xây dựng được bản đồ ngập lụt do bão mạnh, siêu bão; 45 trạm đo mưa nhân dân, 6 trạm đo mưa tại các hồ chứa nước, 41 trạm đo mưa tự động; 9 trạm đo mực nước tự động và tổ chức thực hiện cơ bản dự án quy hoạch tiêu úng thoát lũ hạ lưu sông Hà Thanh. Trong năm 2020, Bình Định tiếp tục lập kế hoạch quản lý lũ tổng hợp hạ lưu lưu vực sông Kôn - Hà thanh giai đoạn 2 và triển khai thực hiện nhằm chủ động chỉ huy, điều hành phòng chống mưa lớn, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất giảm thiệt hại về người và tài sản của người dân.

Ngoài ra, Bình Định còn rà soát quy hoạch, bố trí dân cư các vùng có nguy cơ thiên tai giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030, nhằm xây dựng và thực hiện các dự án tái định cư, ổn định đời sống và sản xuất cho người dân. Đồng thời rà soát, cập nhật các phương án ứng phó thiên tai cấp tỉnh theo cấp độ rủi ro thiên tai, cập nhật phương án ứng phó với bão; xây dựng và cập nhật phương án ứng phó lũ lụt, xây dựng và cập nhật phương án ứng phó hạn hán.

Trạm đo mưa tự động tại hồ chứa nước Núi 1 (thị xã An Nhơn, Bình Định). Ảnh: Vũ Đình Thung.

Trạm đo mưa tự động tại hồ chứa nước Núi 1 (thị xã An Nhơn, Bình Định). Ảnh: Vũ Đình Thung.

Để đảm bảo an toàn công trình hồ chứa trong những mùa bão lũ, trong giai đoạn 2021 - 2025 Bình Định sẽ đầu tư sửa chữa, nâng cấp cho 30 hồ chứa, trong đó xây dựng mới 5 hồ với kinh phí hơn 1.054 tỷ đồng. Bình Định cũng sẽ nâng cấp nhằm chống sạt lở cho 17km đê, kè biển tại các địa phương trong tỉnh, đồng thời tiếp tục kiên cố hóa 598km kênh mương.

“Bình Định là tỉnh có lực lượng tàu cá hùng hậu với hơn 6.000 chiếc, nên việc bố trí nơi neo đậu tàu thuyền tránh trú bão cũng rất được quan tâm. Trong giai đoạn 2021 - 2025, Bình Định sẽ triển khai xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá kết hợp tại Cảng cá Tam Quan (thị xã Hoài Nhơn). Khu neo đậu này có quy mô cấp vùng, gồm khu neo đậu, luồng lạch, hệ thống phao tiêu, báo hiệu, đèn tín hiệu, công trình neo buộc tàu, tuyến kè bảo vệ luồng dẫn và khu neo đậu, kết hợp giao thông phục vụ hậu cần và cứu hộ cứu nạn. Hoàn thiện khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại đầm Đề Gi kết hợp cảng cá Đề Gi (huyện Phù Cát). Xây dựng tại đây khu neo đậu quy mô cấp vùng, sức chứa trên 2.000 tàu có công suất từ 300 - 1.000CV. Thực hiện mở rộng diện tích vùng nước, nạo vét và xây dựng kết cấu hạ tầng khu neo đậu, tránh trú bão 2.500 tàu thuyền tại đầm Thị Nại (TP Quy Nhơn)”, ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định.

Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Diễn đàn kết nối sản xuất và tiêu thụ chè chất lượng cao

PHÚ THỌ Diễn đàn phổ biến bộ giống chè chất lượng cao và yêu cầu của thị trường trọng điểm, hướng tới mục tiêu chuyển đổi 70% diện tích sang các giống chè mới vào năm 2025.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.