| Hotline: 0983.970.780

Bình Định cấm biển từ 17h ngày 26/10

Thứ Hai 26/10/2020 , 17:14 (GMT+7)

Từ 17h ngày 26/10, lệnh cấm biển đối với tàu cá ở Bình Định bắt đầu có hiệu lực.

Chiều 26/10, UBND tỉnh Bình Định tổ chức cuộc họp trực tuyến với 11 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh triển khai công tác ứng phó bão số 9

Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Châu cho biết: Đến nay, phương án PCTT-TKCN của các Sở, ngành và các địa phương đã được UBND tỉnh phê duyệt. Tất cả các biện pháp ứng phó bão số 9 được tỉnh Bình Định thực hiện nghiêm túc.

Cả tỉnh hiện có 30 hồ chứa nước xuống cấp, hư hỏng, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành liên quan, các địa phương chủ động phương án để ứng phó, xử lý khi có sự cố xảy ra.

Đối với 24 hộ dân sống tại khu vực núi Gành, xã Cát Minh (huyện Phù Cát) nằm trong vùng có nguy cơ xảy ra sạt lở, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện Phù Cát bố trí tái định cư và di dời người dân đến nơi an toàn.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng, chỉ đạo tại cuộc họp ứng phó với bão số 9 vào chiều 26/10. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng, chỉ đạo tại cuộc họp ứng phó với bão số 9 vào chiều 26/10. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Các vùng nuôi trồng thủy sản ở Bình Định đang khẩn trương thu hoạch sản phẩm, nông dân cũng đã thu hoạch hơn 3.700ha lúa vụ mùa. Đối với 4.122ha lúa vụ mùa gieo khô đang trong giai đoạn trổ là các chân ruộng cao.

Ngoài ra, hiện có 4.000 khách du lịch chủ yếu tập trung ở TP Quy Nhơn, không có khách lưu trú tại đảo Nhơn Châu và khu du lịch Kỳ Co, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành chức năng, UBND TP Quy Nhơn thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn cho du khách.

Tàu cá của ngư dân Bình Định neo đậu tránh bão số 9 tại cảng cá Quy Nhơn. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Tàu cá của ngư dân Bình Định neo đậu tránh bão số 9 tại cảng cá Quy Nhơn. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Theo Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Bình Định, hiện nay, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Chi cục Thủy sản, Đài thông tin Duyên hải Quy Nhơn đang tăng cường thông báo diễn biến bão số 9; liên lạc với thuyền trưởng và người nhà chủ tàu hướng dẫn tàu cá di chuyển khỏi vùng biển nguy hiểm, về nơi trú tránh.

Theo Cảng vụ Quy Nhơn, tính đến 11 giờ trưa 26/10, có 31 tàu vận tải đã giải phóng hàng và rời khỏi cảng Quy Nhơn, hiện còn 12 tàu đang cập cầu cảng để xếp dỡ hàng hóa; 12 tàu đang neo đậu tại phao số 0.

Từ 17h chiều 26/10 lệnh cấm biển đối với tàu cá ở Bình Định bắt đầu có hiệu lực. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Từ 17h chiều 26/10 lệnh cấm biển đối với tàu cá ở Bình Định bắt đầu có hiệu lực. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Giám đốc Cảng vụ Quy Nhơn Vũ Thế Quang cho biết: Đơn vị đã mời thuyền trưởng các tàu làm việc, yêu cầu họ đưa tàu ra khỏi khu vực cảng Quy Nhơn. Chiều nay sẽ cố gắng đưa 12 tàu làm hàng xong rời khỏi cảng, tạm dừng tàu vãng lai vào cảng Quy Nhơn; dự kiến đến sáng ngày 27/10 còn 30 tàu tại khu vực cảng Quy Nhơn. Tùy theo cỡ tàu mà đơn vị hướng dẫn neo đậu tại khu vực đầm Thị Nại để đảm bảo an toàn nhất có thể, cố gắng giảm lượng tàu tại chỗ thấp nhất”.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng yêu cầu các ngành chức năng, các địa phương không để người hoạt động trên tàu hàng, tàu cá, lồng bè nuôi trồng thủy sản khi có mưa bão. Phải vào cuộc quyết liệt, cương quyết ứng phó bão số 9, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng của người dân.

Lệnh cấm biển được ban hành và có hiệu lực từ 17h hôm nay 26/10.

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.