| Hotline: 0983.970.780

Bình Định khẩn trương ứng phó bão Noru

Chủ Nhật 25/09/2022 , 14:44 (GMT+7)

Dự báo bão Noru có khả năng ảnh hưởng đến Bình Định trong những ngày tới, ngay từ bây giờ tỉnh này đã khẩn trương triển khai công tác phòng, chống bão.

Tàu cá của ngư dân Bình Định cập vào Cảng cá Quy Nhơn để phòng tránh bão.

Tàu cá của ngư dân Bình Định cập vào Cảng cá Quy Nhơn để phòng tránh bão.

Chiều 25/7, ông Hồ Đắc Chương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định cho biết hiện tỉnh này còn 100 tàu cá đánh bắt xa bờ đang nằm trong vùng nguy hiểm. Tất cả các tàu đã được ngành chức năng thông tin về bão Noru. Hiện các tàu này đang di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm.

Người dân thị xã An Nhơn (Bình Định) chặt bớt cành cây đề phòng bão Noru xô ngã.

Người dân thị xã An Nhơn (Bình Định) chặt bớt cành cây đề phòng bão Noru xô ngã.

Còn theo cho biết của ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Giám đốc Ban quản lý Cảng cá Bình Định, hiện ở Cảng cá Quy Nhơn và Cảng cá Đề Gi đã có tàu cá từ ngoài khơi về cập bờ tránh bão.

Do bão có khả năng bị ảnh hưởng trực tiếp, để phòng, chống bão Noru, Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai-Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT-TKCN và PTDS) tỉnh Bình Định yêu cầu các Sở, ngành liên quan khẩn trương  theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu thuyền hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.

Tổ chức theo dõi, kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển; giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; kiểm tra, hướng dẫn neo đậu tàu thuyền tại bến bảo đảm an toàn cháy nổ, an ninh trật tự.

Người nuôi cá lồng bè ở Hải Minh (TP.Quy Nhơn, Bình Định) chuẩn bị chằng buộc lồng bè để phòng tránh bão Noru.

Người nuôi cá lồng bè ở Hải Minh (TP.Quy Nhơn, Bình Định) chuẩn bị chằng buộc lồng bè để phòng tránh bão Noru.

Thông báo, hướng dẫn người dân có kế hoạch di chuyển, chằng buộc, gia cố lồng bè nuôi trồng thủy sản, tổ chức thu hoạch sớm nhằm hạn chế thiệt hại.

Khẩn trương triển khai vớt bèo, rác, vật cản trên các sông, các trục tiêu nước, các trục thoát lũ tạo thông thoáng dòng chảy. Triển khai phương án bảo đảm an toàn tại các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, ngập úng vùng trũng thấp.

Yêu cầu các đơn vị thi công xây dựng công trình phải có phương án ứng phó thiên tai phù hợp; đối với các công trình xây dựng trong khu vực dòng chảy, khu vực ngập lụt, phải tháo dỡ công trình tạm, công trình phụ trợ để thông thoáng dòng chảy.

UBND các huyện, thị xã, thành phố và Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Đình tăng cường tổ chức kiểm tra an toàn đập, hồ chứa; đặc biệt quan tâm ứng phó các hồ chứa hư hỏng, xuống cấp, thuộc diện hạn chế tích nước trong năm 2022.

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo về UBND tỉnh và Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTSD tỉnh để kịp thời chỉ đạo.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tân nghiên cứu sinh Harvard: Năng lượng tái tạo là nền tảng phát triển xã hội

Đối với Lê Mạnh Linh (sinh năm 2000), khả năng tiếp cận năng lượng chính là chỉ dấu quan trọng của sự phát triển xã hội, mang lại cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn.