| Hotline: 0983.970.780

Bình Định xây dựng phương án quản lý rừng bền vững

Thứ Năm 13/08/2020 , 15:24 (GMT+7)

Dự án Quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng tại Bình Định có mức đầu tư gần 243 tỷ đồng, vốn vay từ Chính phủ Đức và vốn đối ứng của tỉnh.

Rừng trồng của hộ nông dân ở huyện An Lão (Bình Định). Ảnh: Vũ Đình Thung.

Rừng trồng của hộ nông dân ở huyện An Lão (Bình Định). Ảnh: Vũ Đình Thung.

Ông Trần Văn Phúc, Quyền Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, cho biết UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở NN-PTNT tỉnh này phối hợp các Sở KH-ĐT, Tài chính, Công Thương và chính quyền các địa phương triển khai hướng dẫn chủ rừng xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững; kiểm tra hoạt động, đánh giá cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo quy định. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ các chủ rừng ưu tiên đăng ký cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (VFCS).

Các ban quản lý rừng phòng hộ, chủ rừng thuộc các thành phần kinh tế phối hợp Sở NN-PTNT xây dựng phương án quản lý rừng bền vững; UBND cấp huyện chỉ đạo UBND cấp xã hướng dẫn chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ dân, cá nhân liên kết thành nhóm hộ để tổ chức thực hiện hoạt động quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

Trong tháng 7/2020, UBND tỉnh Bình Định đã trình Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính, Bộ NN-PTNT Dự án Quản lý rừng bền vững và thúc đẩy cấp chứng chỉ rừng tại Bình Định, tổng mức đầu tư dự kiến gần 243 tỷ đồng vay từ Chính phủ Đức, nguồn vốn viện trợ không hoàn lại và vốn đối ứng của tỉnh. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2021 - 2027.

Xem thêm
Gìn giữ những thành lũy tre xanh mát

Bình Dương Khu bảo tồn tre lớn nhất Việt Nam - làng tre Phú An - là nơi bảo tồn nguồn gen tre lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đang gìn giữ những thành lũy xanh mát...

Tăng cường tập huấn phòng chống cháy rừng tại các phân trường

Sóc Trăng Ngoài chuẩn bị tốt phương án xử lý khi có cháy rừng, lãnh đạo Sóc Trăng đề nghị ngành kiểm lâm tăng cường tập huấn cho lực lượng làm nhiệm vụ tại các phân trường.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm