| Hotline: 0983.970.780

Bình ổn giá - Nông dân gánh phần thiệt

Thứ Tư 08/12/2010 , 10:26 (GMT+7)

TP Hồ Chí Minh quyết định chi ra 400 tỷ đồng phục vụ cho việc bình ổn giá 8 mặt hàng thiết yếu, bao gồm gồm gạo (nếp), đường, dầu ăn, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả và dự kiến sẽ đưa tiếp mặt hàng thủy sản. Những mặt hàng đấy, trừ dầu ăn phần lớn phải nhập khẩu, còn lại đều là sản phẩm của nông nghiệp, nông dân.

Theo lý thuyết, giá bình ổn sẽ hướng dẫn giá thị trường, bởi vậy người thành phố sẽ được hưởng lợi từ sự đóng góp nguồn lực, hy sinh của người nhà quê. Thật phi lý khi người nghèo, có GDP chỉ mấy trăm lại phải giúp người giàu có GDP cả mấy nghìn. Nếu được bình đẳng với người thành phố, thì những mặt hàng đầu tiên cần được bình ổn phải là phân bón, thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi, thủy sản chứ không phải những mặt hàng trên.

Thế nhưng điều đáng tiếc là những mặt hàng vật tư nông nghiệp thiết yếu lại không được bình ổn, trong đó có phân bón. Trong sản xuất nông nghiệp, chi phí cho phân bón thường chiếm 37 - 40% cơ cấu giá thành. Do chỉ mới sản xuất được 50% urea, 50% lân, còn lại đều phải nhập khẩu.

Xem thêm
Nhiều thị trường sẽ 'theo chân' EU về quy định không gây mất rừng

Các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ cũng sẽ theo EU bởi đây là xu thế tất yếu trong chuyển đổi xanh, giảm phát thải carbon, hướng đến phát triển bền vững.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Doanh nhân Nguyễn Văn Đệ được phong Viện sĩ danh dự

Doanh nhân Nguyễn Văn Đệ vừa được Đại học Quốc tế Hoa Kỳ tôn vinh, biểu dương và trao bằng Viện sĩ danh dự.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.