Chủ Nhật, 12/1/2025 6:33 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Bình Phước chuẩn bị 1.500 ha sầu riêng để xuất khẩu đi Trung Quốc

Thứ Sáu 19/08/2022 , 17:12 (GMT+7)

Bình Phước có 3.000 ha sầu riêng, địa phương đã chuẩn bị 1.500 ha và 33 cơ sở vùng trồng để chuẩn bị xuất khẩu đi Trung Quốc.

Ngày 19/8, Sở NN-PTNT tỉnh Bình Phước tổ chức hội nghị triển khai công tác phối hợp thực hiện các chỉ thị, đề án của ngành NN-PTNT của tỉnh ủy với các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, hội nghị đã triển khai 4 đề án về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ giai đoan 2021-2025, định hướng 2030; phát triển vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh động vật giai đoan 2021-2030; phát triển hệ thống sơ chế, bảo quản sau thu hoạch, giai đoạn 2021-2025; nâng cấp và phát triển hệ thống thủy lợi, khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt giai đoạn 2021-2025, định hướng 2030 và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Trần Trung.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Trần Trung.

Liên quan đề án phát triển hệ thống sơ chế, bảo quản sau thu hoạch, giai đoạn 2021-2025, bà Lê Thị Ánh Tuyết, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Phước thông tin, thiên nhiên khá ưu đãi với Bình Phước bởi nơi đây có vùng đất đỏ bazan vô cùng màu mỡ, đặc biệt loại đất này hàm chứa một lượng lưu huỳnh cao giúp sản phẩm sầu riêng địa phương có chất lượng cao, thời gian canh tác ngắn. Hiện Bình Phước có 3.000 ha sầu riêng, theo định hướng phát triển của tỉnh, thời gian tới sẽ nâng tổng diện tích này lên từ 8.000 – 10.000 ha.

Bà Lê Thị Ánh Tuyết, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Phước thông tin tại hội nghị. Ảnh: Trần Trung.

Bà Lê Thị Ánh Tuyết, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Phước thông tin tại hội nghị. Ảnh: Trần Trung.

Hiện nay về việc xuất khẩu sầu riêng đi Trung Quốc, địa phương đã chuẩn bị 1.500 ha và có 33 cơ sở vùng trồng để chuẩn bị xuất khẩu đi Trung Quốc. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng có những khó khăn nhất định như bà con còn sản xuất theo kiểu truyền thống chưa bắt kịp yêu cầu khắt khe về chất lượng, đảm bảo điều kiện của vùng trồng. Hiện nay, địa phương thực hiện trước 15 vùng trồng, 1 cơ sở đóng gói để mở đường sầu riêng xuất khẩu đi Trung Quốc, sau đó tiếp tục rà soát cùng với những địa phương có diện tích trồng sầu riêng để đánh giá lại khả năng của từng tổ hợp tác, HTX và sẽ có những bước làm tiếp theo để sầu riêng Bình Phước sớm xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và các thị trường khó tính khác.

Doanh nghiệp Bình Phước chuẩn bị sầu riêng để xuất khẩu. Ảnh: Trần Trung.

Doanh nghiệp Bình Phước chuẩn bị sầu riêng để xuất khẩu. Ảnh: Trần Trung.

Về đề án phát triển vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh động vật giai đoạn 2021-2030, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Phước Trần Văn Phương cho biết, những năm gần đây, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Phước phát triển nhanh chóng. Tổng đàn heo trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 2 triệu con được chăn nuôi ở 349 trang trại, chiếm khoảng 92% tổng đàn heo cả tỉnh; tổng đàn gia cầm khoảng 9,5 triệu con, đã có 116 trại heo và 46 trại gia cầm được công nhận cơ sở ATDB động vật. Đã có 1 huyện được công nhận vùng ATDB và 5 huyện đã lập hồ sơ đề nghị Cục Thú y công nhận.

Đồng thời, tại Bình Phước bước đầu hình thành 1 chuỗi sản xuất thịt heo an toàn để xuất khẩu của Công ty Japfa và đang hoàn thiện 1 chuỗi sản xuất thịt gà an toàn để xuất khẩu của Công ty TNHH CPV Food.

Chăn nuôi gà an toàn dịch bệnh tại huyện Bình Long. Ảnh: Trần Trung.

Chăn nuôi gà an toàn dịch bệnh tại huyện Bình Long. Ảnh: Trần Trung.

Mục tiêu đề án, đối với gia cầm: Trong giai đoạn từ 2021 – 2030 xây dựng thành công 11 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm và niu-cát-xơn trên gà theo tiêu chuẩn Việt Nam và trong đó có 6 huyện, thành phố gồm: Đồng Phú, Đồng Xoài, Chơn Thành, Bù Đăng, Hớn Quản, Phú Riềng đạt ATDB theo tiêu chuẩn OIE.

Đối với gia súc: Trong giai đoạn từ 2021 – 2030 xây dựng thành công 11 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh an toàn dịch bệnh đối với bệnh lở mồm long móng trên gia súc và các bệnh dịch tả lợn cổ điển trên lợn theo tiêu chuẩn Việt Nam và trong đó có 6 huyện, thành phố gồm: Đồng Phú, Đồng Xoài, Chơn Thành, Bù Đăng, Hớn Quản, Phú Riềng đạt ATDB theo tiêu chuẩn OIE.

Nuôi heo an toàn sinh học tại Bình Phước. Ảnh: Trần Trung.

Nuôi heo an toàn sinh học tại Bình Phước. Ảnh: Trần Trung.

Để đạt được mục tiêu nêu trên, tỉnh Bình Phước đã đề ra 5 nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm. Cụ thể là: Tập trung chăn nuôi an toàn sinh học và chủ động phòng bệnh, nâng cao năng lực dự báo, kiểm tra và giám sát an toàn sinh học trên đàn gia súc, gia cầm. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về quản lý vận chuyển, kiểm soát giết mổ và giám sát an toàn thực phẩm; tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát, quản lý đối với động vật, sản phẩm động vật xuất, nhập tỉnh theo quy định; rà soát, triển khai thực hiện mạng lưới cơ sở giết mổ động vật tập trung, nhà máy giết mổ và thường xuyên giám sát hoạt động giết mổ, điều kiện vệ sinh thú y của cơ sở giết mổ.

Cơ sở giết mổ tập trung tại huyện Bù Đốp. Ảnh: Trần Trung.

Cơ sở giết mổ tập trung tại huyện Bù Đốp. Ảnh: Trần Trung.

Xây dựng kế hoạch dự phòng để ứng phó khi phát hiện các trường hợp động vật nhiễm mầm bệnh, mắc bệnh, sản phẩm động vật nhiễm mầm bệnh đã được công nhận an toàn dịch bệnh. Nâng cao năng lực, kiện toàn bộ máy hệ thống thú y của tỉnh đảm bảo hoạt động hiệu quả trong công tác quản lý chăn nuôi, thú y và xây dựng vùng an toàn dịch bệnh. Xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu và ứng dụng công nghệ trong vùng an toàn dịch bệnh, trong đó: Xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu, tài liệu, thông tin liên quan đến các hoạt động xây dựng vùng an toàn dịch bệnh phục vụ công tác truy xuất nguồn gốc, chứng minh cho việc xây dựng và quản lý vùng an toàn dịch bệnh; ứng dụng công nghệ trong quản lý vùng an toàn dịch bệnh trên địa bàn toàn tỉnh.

Các đại biểu tham dự buổi làm việc đã trao đổi thảo luận liên quan đến một số khó khăn khi triển khai thực hiện các đề án tại địa phương: thiếu nhân lực, quy chế triển khai thực hiện; việc tổ chức sản xuất của nông dân còn theo tính tự phát; công tác quản lý vật tư nông nghiệp; nhiều tổ hợp tác, hợp tác xã hoạt động chưa hiệu quả.

Xem thêm
Năm Bộ giữ nguyên tên sau hợp nhất, thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Tiếp thu ý kiến của Bộ Chính trị về tên gọi sau hợp nhất của một số bộ, Bộ Nội vụ cho biết có Năm Bộ giữ nguyên tên sau hợp nhất.

Ngành nông nghiệp Bình Thuận phấn đấu tăng trưởng 3 - 3,5%

Năm 2024, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành nông, lâm, thủy sản của tỉnh Bình Thuận ước đạt 3,43%, vượt kế hoạch đề ra.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Livestream bán hàng, tặng vé xe cho 2.000 công nhân về quê đón tết

TP.HCM Chương trình 'Tết đong đầy - Sum vầy tình thân' của Thành Đoàn TP.HCM hỗ trợ 2.000 công nhân có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết sum họp với gia đình.