| Hotline: 0983.970.780

Bình Phước: ‘Đất lành’ đón làn sóng đầu tư nông nghiệp

Thứ Năm 22/10/2020 , 13:52 (GMT+7)

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Phước đang đón làn sóng đầu tư trong và ngoài nước, trong đó lĩnh vực nông nghiệp được đặc biệt quan tâm…

Một ngày ăn cơm ở… 4 nước!

“Bình Phước có lợi thế về vị trí địa lý, tiếp giáp Vương quốc Campuchia và là cửa ngõ, cầu nối vào các trung tâm kinh tế lớn như Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Nếu chọn Bình Phước để đến đầu tư, một ngày các bạn có thể ăn cơm ở 4 nước: Việt Nam, Campuchia, Lào và Thái Lan. Bình Phước còn có thế mạnh về quỹ đất sạch và nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động dồi dào”, ông Nguyễn Văn Lợi - Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước khẳng định.

C.P.Việt Nam ký kết thỏa thuận xây dựng chuỗi sản xuất thịt gà xuất khẩu tại UBND tỉnh Bình Phước. Ảnh: Trần Trung.

C.P.Việt Nam ký kết thỏa thuận xây dựng chuỗi sản xuất thịt gà xuất khẩu tại UBND tỉnh Bình Phước. Ảnh: Trần Trung.

Với chính sách “trải thảm đỏ” kêu gọi đầu tư của chính quyền tỉnh Bình Phước, gần đây nhiều dự án nông nghiệp đã chọn nơi này để bỏ vốn đầu tư.

Tiêu biểu nhất có thể kể đến dự án xuất khẩu gà chế biến theo mô hình khép kín đầu tiên của C.P Việt Nam nhằm thúc đẩy Việt Nam trở thành nước sản xuất thực phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, với tổng kinh phí đầu tư khoảng 200 triệu USD và công suất đạt 50 triệu con/năm.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến và đoàn công tác thăm, làm việc tại khu sản xuất thịt gà xuất khẩu tại Bình Phước. Ảnh: Trần Trung.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến và đoàn công tác thăm, làm việc tại khu sản xuất thịt gà xuất khẩu tại Bình Phước. Ảnh: Trần Trung.

Dự án được triển khai sẽ tạo nên một thế “chân kiềng” nhằm liên kết và hỗ trợ tốt nhất cho nông dân địa phương với doanh nghiệp trong chăn nuôi gà nói riêng và các hoạt động phụ trợ liên quan khác.

Sau gần 2 năm xây dựng, đến nay, dự án đã hoàn thành cơ bản việc xây dựng cơ sở hạ tầng và chuỗi sản xuất thịt gà, dự kiến cuối tháng 12/2020 sẽ xuất khẩu chuyến hàng đầu tiên sang các nước đã đặt hàng với C.P. Ông Sawang Chanprasert, Phó Tổng giám đốc cấp cao bộ phận kinh doanh giống gia cầm, Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam cho biết: “Bình Phước có điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu ôn hòa, có các tuyến đường huyết mạch chạy qua, vị trí không xa sân bay và cảng biển. Điều đó giúp việc nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu hàng hóa rất thuận lợi.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến và đoàn công tác thăm, làm việc tại khu sản xuất thịt gà xuất khẩu tại Bình Phước. Ảnh: Trần Trung.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến và đoàn công tác thăm, làm việc tại khu sản xuất thịt gà xuất khẩu tại Bình Phước. Ảnh: Trần Trung.

Bộ NN-PTNT cũng hỗ trợ hết mình và giới thiệu công ty đến đầu tư tại tỉnh Bình Phước, vì vậy chúng tôi đã đến đây để hợp tác đầu tư”.

Một số dự án lớn khác do Tập đoàn Hùng Nhơn ký kết liên doanh hợp tác cùng Tập đoàn De Heus (Hà Lan), Công ty cổ phần T&T 159 (Hòa Bình) và Công ty TNHH xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (Bến Tre) vào cuối năm 2019 với tổng mức đầu tư khoảng 1.700 tỷ đồng, tập trung tại Bình Phước gồm: Dự án “Xây dựng khu chăn nuôi gà thịt xuất khẩu chất lượng cao DHN Bình Phước”, dự án “Xây dựng khu chăn nuôi bò thịt ứng dụng công nghệ cao và liên kết phát triển nuôi bò thịt dưới tán rừng HNT&T 159 Bình Phước”, dự án “Xây dựng khu trồng, tập kết, thu mua, bảo quản và đóng gói trái cây theo tiêu chuẩn xuất khẩu chất lượng cao HNCT Bình Phước” dự kiến hoàn thành theo từng giai đoạn, kéo dài đến hết năm 2025.

Mới nhất vào đầu tháng 10/2020, Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam tổ chức khởi công dự án “Trang trại heo thịt ứng dụng công nghệ cao” tại xã Long Hà, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước, với tổng vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng, xây dựng trên diện tích gần 40 ha, cung ứng cho thị trường hơn 130.000 heo thịt, tương đương hơn 14.000 tấn thịt heo mỗi năm.

Mục tiêu của dự án nhằm cung ứng nguồn thịt sạch, an toàn cho thị trường, đồng thời ổn định nguồn cung trước các loại dịch bệnh. Sau khi đưa vào hoạt động, trang trại còn tạo ra cơ hội việc làm và đào tạo nhân lực có chuyên môn về chăn nuôi cao, có kinh nghiệm vận hành hệ thống theo công nghệ hiện đại…

Linh hoạt chính sách thu hút đầu tư

Trao đổi với PV NNVN, bà Trần Tuệ Hiền - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước cho biết,  mục tiêu hàng đầu là đưa Bình Phước trở thành địa phương phát triển, là “điểm đến hấp dẫn” của các nhà đầu tư, Bình Phước đã đề ra nhiều chính sách cởi mở, thông thoáng với quan điểm xuyên suốt là “đồng hành cùng các nhà đầu tư”.  

Dây chuyển sản xuất thịt gà xuất khẩu khép kín của Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam tại Bình Phước chuẩn bị đi vào hoạt động. Ảnh: Trần Trung.

Dây chuyển sản xuất thịt gà xuất khẩu khép kín của Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam tại Bình Phước chuẩn bị đi vào hoạt động. Ảnh: Trần Trung.

Theo đó, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Quyết định về chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Phước với 7 điểm mới gồm: địa bàn ưu đãi đầu tư (Lộc Ninh, Bù Đăng, Bù Đốp, Chơn Thành, Hớn Quản, Bù Gia Mập, Đồng Phú, Phú Riềng, TX. Bình Long, TX. Phước Long và các KCN được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ); lĩnh vực ưu đãi đầu tư (bổ sung thêm lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn...).

Chính sách khuyến khích và ưu đãi cho lĩnh vực văn hóa; dành mức thuế ưu đãi cao hơn so với quy định cũ đối với dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào KCN.

Quy định thêm một số hỗ trợ khác như: hỗ trợ quảng cáo, hỗ trợ quảng bá - xúc tiến đầu tư, hỗ trợ đào tạo nghề...; cam kết rút ngắn thời gian, giải quyết thủ tục hành chính và áp dụng cơ chế một cửa liên thông, một đầu mối tiếp nhận và giải quyết hồ sơ, thủ tục tại Sở Kế hoạch & Đầu tư và Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh.

Một góc KCN Minh Hưng Chơn Thành Bình Phước. Ảnh: Trần Trung.

Một góc KCN Minh Hưng Chơn Thành Bình Phước. Ảnh: Trần Trung.

Trong giai đoạn 2021 - 2025, Bình Phước đặt ra mục tiêu tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội là 185.000 tỷ đồng, thu ngân sách đạt 18.000 tỷ - 18.500 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỷ USD, thành lập mới 6.000 doanh…

Để đạt được mục tiêu này, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước vừa ban hành Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐND ngày 13/7/2020 Quy định về chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Bên cạnh chính sách thuộc các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, Nghị quyết lần này có rất nhiều chính sách  ưu đãi đối với lĩnh vực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Theo đó, bên cạnh miễn, giảm tiền sử dụng đất, miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước, hỗ trợ tập trung đất đai, đối với doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp còn được các hỗ trợ như:

Doanh nghiệp có dự án nhân giống cây trồng bằng công nghệ nuôi cấy mô được hỗ trợ 80% kinh phí đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị và xử lý môi trường, nhưng không quá 5 tỷ đồng/dự án.

Doanh nghiệp có dự án sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, trồng thử nghiệm cây trồng mới có giá trị kinh tế cao được UBND tỉnh phê duyệt được hỗ trợ 70% chi phí để xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị và xử lý môi trường, cây giống nhưng không quá 3 tỷ đồng/dự án

Doanh nghiệp đầu tư các khu, vùng, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hỗ trợ 50% chi phí lập dự án đầu tư, theo định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư của Bộ Xây dựng ban hành theo từng thời điểm, mức hỗ trợ tối đa không quá 100 triệu đồng/dự án; Hỗ trợ tối đa 300 triệu đồng/ha để xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị và xử lý môi trường…

Một góc trung tâm TP.Đồng Xoài, Bình Phước. Ảnh: CTTĐTBP.

Một góc trung tâm TP.Đồng Xoài, Bình Phước. Ảnh: CTTĐTBP.

Đối với các dự án chế biến chuyên sâu các sản phẩm theo chuỗi giá trị từ gỗ, chế biến mủ cao su, chế biến hạt điều, hạt tiêu, chế biến trái cây được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau: Hỗ trợ: 50% kinh phí đầu tư và không quá 10 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị trong hàng rào dự án.

Dự án đầu tư cơ sở chăn nuôi trâu, bò và gia cầm tập trung quy mô lớn gắn với chế biến thực phẩm sẽ được hỗ trợ 5 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị, doanh nghiệp nhập bò giống cao sản để nuôi trực tiếp thì được hỗ trợ là 10 triệu đồng/con…

Bình Phước ưu tiên thu hút, kêu gọi đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực sử dụng ít năng lượng; dự án sử dụng lao động tại chỗ; dự án công nghiệp hỗ trợ; chế biến các sản phẩm nông nghiệp; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; các dự án phát triển năng lượng tái tạo, đô thị, thương mại dịch vụ; du lịch... Kiên quyết từ chối những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.