| Hotline: 0983.970.780

Bồ Đề Mother Water đem lại giá trị bền vững cho đất nuôi tôm rừng

Thứ Hai 16/01/2023 , 08:51 (GMT+7)

Bạc Liêu Bồ Đề Mother Water sau khi được thử nghiệm tại dự án tôm rừng đã đem lại giá trị bền vững cho vùng đất tôm rừng Bạc Liêu.

Những năm qua, tình hình biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, tác động không nhỏ đến đời sống, sản xuất của người dân. Ảnh: Trọng Linh.

Những năm qua, tình hình biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, tác động không nhỏ đến đời sống, sản xuất của người dân. Ảnh: Trọng Linh.

Biến đổi khí hậu khắc nghiệt

Những năm qua, tình hình biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, tác động không nhỏ đến đời sống, sản xuất của người dân, trong đó sản xuất nông nghiệp là một trong những lĩnh đối tượng chịu tác động nhiều nhất. Tại ĐBSCL, khu vực đóng góp trên 30% GDP toàn ngành nông nghiệp, góp phần ổn định an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu nông sản. Khu vực này chiếm 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản, 70% sản lượng các loại trái cây, 95% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước.

Tuy nhiên, những năm trở lại đây sản xuất nông nghiệp rất dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu như: Nhiệt độ cao, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng đã làm giảm năng suất, giá trị của các loại cây trồng, vật nuôi và đời sống phát triển kinh tế của người dân ngày càng khó khăn. Trong đó, nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành chịu tác động mạnh bởi BĐKH. Mỗi loài thủy sản chỉ thích ứng trong một khoảng nhiệt độ nhất định. 

Tuy nhiên, nhiệt độ không phải tăng đều và tính cực đoan ngày càng mạnh thêm. Nhưng, tại những thời điểm, do ảnh hưởng của El Nino và La Nina, nhiệt độ ảnh hưởng đến rất nhiều yếu tố khác trong ao, đặc biệt là chất lượng nước, đồng thời, cũng ảnh hưởng đến khả năng thích nghi sinh trưởng và phát triển. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nhiệt độ thay đổi thất thường, gây thiệt hại rất lớn đến nuôi thủy sản

Nhiệt độ ảnh hưởng đến rất nhiều yếu tố khác trong ao, đặc biệt là chất lượng môi trường nước. Ảnh: Trọng Linh.

Nhiệt độ ảnh hưởng đến rất nhiều yếu tố khác trong ao, đặc biệt là chất lượng môi trường nước. Ảnh: Trọng Linh.

Giải pháp nuôi trồng thủy sản ứng phó biến đổi khí hậu

Thời gian qua, Bộ NN-PTNT cũng đã triển khai các dự án thúc đẩy đầu tư của tư nhân vào nông nghiệp các bon thấp và ứng phó BĐKH, góp phần thực hiện những đóng góp do quốc gia tự quyết (gọi tắt NDC) của Việt Nam. Bên cạnh việc tăng cường áp dụng khoa học công nghệ vào chọn giống nâng cao chất lượng con giống và tăng cường sức đề kháng cho động vật thủy sản. Chọn nuôi và phát triển các giống loài thủy sản phù hợp với điều kiện khí hậu của từng vùng nuôi thì việc sử dụng chế phẩm sinh học trong quản lý môi trường ao nuôi, tạo môi trường thuận lợi cho động vật thủy sản phát triển, gắn nuôi trồng thủy sản với bảo vệ môi trường là một trong những giải pháp đem lại hiệu quả hiện nay.

Lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu cùng Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề đến tham quan mô hình nuôi tôm sinh thái tại xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh.

Lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu cùng Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề đến tham quan mô hình nuôi tôm sinh thái tại xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh.

Tại Bạc Liêu dự án nuôi tôm sinh thái (tôm-rừng) theo chuỗi giá trị thích ứng với BĐKH do Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT), vừa kết thúc đã đem lại hiệu quả phát triển kinh tế nông nghiệp cho nhiều hộ dân, mô hình này đã giải mã nhiều bài toán ứng phó với BĐKH đối với mô hình tôm rừng tại tỉnh Bạc Liêu, cũng như các tỉnh có diện tích tôm rừng tại ĐBSCL.

Dự án có quy mô thực hiện 100 ha, với 100 hộ là thành viên của HTX Thuận Điền, ấp Thuận Điền, xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. Trong đó, dự án đã sử dụng công nghệ sinh học sản phẩm khoáng đa lượng SP Bồ Đề Mother Water và men vi sinh sản phẩm vi sinh EM.

Kỹ sư Nguyễn Đức Khoa, Phòng Kỹ Thuật - Trung Tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu đánh giá: Dự án đã góp phần nâng cao nhận thức và hiểu biết về tác động của BĐKH, hạn hán và xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sản xuất và sinh kế của người dân (đất, nước, đa dạng sinh học cây trồng, vật nuôi). Ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm giảm thiểu những rủi ro đối với sinh kế của cộng đồng; góp phần ổn định và bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế và giảm nghèo tại địa phương.

Bà Nguyễn Thị Hằng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề giới thiệu mô hình nuôi tôm rừng ứng dụng sản phẩm công nghệ sinh học Bồ Đề Mother Water phát huy hiệu quả. Ảnh: Trọng Linh.

Bà Nguyễn Thị Hằng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề giới thiệu mô hình nuôi tôm rừng ứng dụng sản phẩm công nghệ sinh học Bồ Đề Mother Water phát huy hiệu quả. Ảnh: Trọng Linh.

Đặc biệt, thay đổi tập quán nuôi tôm phụ thuộc vào “may rủi” sang chủ động sử dụng các chế phẩm sinh học, cụ thể là sản phẩm công nghệ sinh học Bồ Đề Mother Water vào trong quá trình sản xuất để quản lý môi trường ao nuôi. Sử dụng tôm giống chất lượng cao nhằm hạn chế rủi ro do dịch bệnh, tăng năng suất (sử dụng giống tôm sạch bệnh với các bệnh hiện có trên tôm, dùng men vi sinh, các loại khoáng để quản lý môi trường nước trong quá trình nuôi, ương tôm trước khi đưa ra vuông nuôi). Thay đổi tập quán canh tác cũ sử dụng nhiều phân vô cơ và thuốc hoá học sang sản xuất theo hướng xanh hóa sử dụng vi sinh kết hợp sản phẩm công nghệ sinh học và trồng rừng…

Ông Thái Văn Sen, cán bộ phụ trách ngành thủy sản của xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải cho biết: Sau khi được dự án NDC hỗ trợ, nhiều nông dân đánh giá cao về hiệu quả của dự án, đặc biệt các hộ dân sử dụng sản phẩm Bồ Đề Mother Water đánh giá cao về sản phẩm này. Sản phẩm Bồ Đề Mother Water giúp cải tạo nguồn nước rất đẹp, tôm sáng bóng và sạch.

Ông Nguyễn Đình Đức, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế đến tham quan mô hình nuôi tôm sinh thái tại Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Nguyễn Đình Đức, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế đến tham quan mô hình nuôi tôm sinh thái tại Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh.

“Những vụ trước, vào vụ mưa rất ít tôm, nhưng từ khi sử dụng sản phẩm Bồ Đề Mother Water trong mùa mưa nông dân thu hoạch vẫn có tôm. Có thể khẳng định sản phẩm Bồ Đề Mother Water giúp môi trường nuôi tôm hiệu quả, tỷ lệ thành công cao hơn nhiều so với mô hình khác.

Nông dân Trần Minh Đấu (ấp Thuận Điền, xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải) phấn khởi cho biết: Gia đình tôi có 2 ha đang nuôi theo mô hình quảng canh kết hợp tôm – cua – cá. Sau khi tham gia dự án và hướng dẫn sử dụng sản phẩm Bồ Đề Mother Water tôi thấy hiệu quả bất ngờ, sản phẩm giúp cải tạo môi trường nước, con tôm hình rất đẹp, đặt biệt là cho năng suất cao. “Về hiệu quả kinh tế, dự án giúp năng suất tôm sú tăng gấp 2 lần, lợi nhuận toàn mô hình đạt trung bình 50.000.000 đồng/ha, cao hơn 20.000.000 đồng/ha so với mô hình truyền thống”, ông Đấu cho biết.

Ông Trần Văn Bảy, ấp Thuận Điền, xã Long Điền Tây (Đông Hải) bên ao nuôi của gia đình. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Trần Văn Bảy, ấp Thuận Điền, xã Long Điền Tây (Đông Hải) bên ao nuôi của gia đình. Ảnh: Trọng Linh.

Cùng niềm vui ông Trần Văn Bảy (ấp Thuận Điền, xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải), cho biết: Khoảng năm 2000, khi chuyển đổi từ cây lúa sang nuôi nuôi theo mô hình quảng canh truyền thống những năm đầu thì khá hiệu quả. Tuy nhiên trước tác động BĐKH hiện nay mô hình dần không còn đem lại hiệu quả, nông dân mất mùa liên tục.

“Sau này, chuyển sang mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến, đồng thời sử dụng công nghệ sinh học Bồ Đề Mother Water thì hiệu quả trông thấy rõ rệt, từ môi trường đến năng suất tôm nuôi cũng đáp ứng được kỳ vọng của nông dân”, ông Bảy khẳng định.

Dự án ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nên tôm kết hợp với trồng rừng làm giảm thiểu được dịch bệnh, giảm bớt lượng phân bón hóa học, sử dụng các chế phẩm sinh học, men vi sinh để quản lý môi trường nước trong vuông tôm nên góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường và giữ cân bằng sinh thái tự nhiên.

Xem thêm
Nuôi cá chim vây vàng VietGAP 6 tháng, năng suất đạt 10,8 tấn/ha

Hà Tĩnh Sau 6 tháng thả nuôi, cá chim vây vàng đạt trọng lượng trung bình 0,6 kg/con, năng suất bình quân 10,8 tấn/ha, giá bán từ 130.000 - 140.000 đồng/kg.

Hiện đại hóa ngành thủy sản góp phần chống khai thác IUU

THANH HÓA Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu cá, góp phần tăng sản lượng, giảm tổn thất.

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Lượng phát thải trên mỗi kg tôm ở những cơ sở chế biến quy mô nhỏ sẽ nhiều hơn so với những cơ sở quy mô lớn.

Hợp tác xã làm 'bà đỡ' cho ngư dân

QUẢNG BÌNH Qua 6 năm hoạt động, Hợp tác xã Vương Đoàn đã trở thành 'bà đỡ' cho hàng trăm tàu cá của bà con ngư dân.