| Hotline: 0983.970.780

Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề giúp người nuôi tôm có nghề, chuyên nghiệp hóa

Thứ Ba 01/11/2022 , 16:52 (GMT+7)

Kiên Giang Tập đoàn thủy sản Bồ Đề vừa phối hợp với các đơn vị triển khai mở rộng Đề án “Chuyên nghiệp hóa người nông dân” ra tất cả các huyện nuôi tôm tại Kiên Giang.

Hàng ngàn hộ nuôi tôm được nâng cao tay nghề

Tại Kiên Giang, Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề vừa phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh Kiên Giang và Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị triển khai Đề án "Chuyên nghiệp hóa người nông dân" giai đoạn 2.

Bà Nguyễn Thị Hằng, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề cùng ngành chức năng và hộ nông dân tham gia Đề án 'Chuyên nghiệp hóa người nông dân' tại Kiên Giang kiểm tra chất lượng môi trường nước nuôi tôm sau khi được xử lý bằng sản phẩm sinh học Bồ Đề – Mother Water. Ảnh: Phúc Nghi.

Bà Nguyễn Thị Hằng, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề cùng ngành chức năng và hộ nông dân tham gia Đề án "Chuyên nghiệp hóa người nông dân" tại Kiên Giang kiểm tra chất lượng môi trường nước nuôi tôm sau khi được xử lý bằng sản phẩm sinh học Bồ Đề – Mother Water. Ảnh: Phúc Nghi.

Đề án “Chuyên nghiệp hoá người nông dân” được Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề triển khai tại các địa phương có nghề nuôi tôm trên cả nước. Thông qua chương trình hợp tác công tư (PPP) với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hội Nông dân Việt Nam, Liên minh hợp tác xã, ngành nông nghiệp các địa phương và tổ chức nông dân để thực hiện.

Bà Nguyễn Thị Hằng, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề cho biết, trong giai đoạn 1 thí điểm thực hiện Đề án "Chuyên nghiệp hóa người nông dân", đơn vị đã đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến nông các tỉnh, thành thực hiện được trên 2.000 lớp tập huấn chuyển giao quy trình sinh học trong nuôi tôm cho hơn 200.000 hộ trên cả nước.

Đề án 'Chuyên nghiệp hóa người nông dân' đặc biệt tập trung ưu tiên hỗ trợ những hộ nuôi tôm quảng canh, ít vốn, để tập huấn kỹ thuật và tặng sản phẩm Bồ Đề – Mother Water giúp họ có điều kiện ứng dụng công nghệ mới, tạo ra môi trường tốt để nuôi tôm đạt cả về năng suất và chất lượng. Ảnh: Phúc Nghi.

Đề án “Chuyên nghiệp hóa người nông dân” đặc biệt tập trung ưu tiên hỗ trợ những hộ nuôi tôm quảng canh, ít vốn, để tập huấn kỹ thuật và tặng sản phẩm Bồ Đề – Mother Water giúp họ có điều kiện ứng dụng công nghệ mới, tạo ra môi trường tốt để nuôi tôm đạt cả về năng suất và chất lượng. Ảnh: Phúc Nghi.

Riêng tại Kiên Giang, đã có hàng ngàn hộ nuôi tôm quảng canh, tôm – lúa và nuôi tôm thâm canh công nghệ cao được tham gia đề án này. Tổng kinh phí đề án hỗ trợ cho nông dân nuôi tôm tại Kiên Giang là 10 tỷ đồng, bằng hình thức mở các lớp đào tạo, tập huấn quy trình kỹ thuật, tặng sản phẩm sinh học “Bồ Đề - Mother water” xử lý môi trường nước nuôi tôm đạt hiệu quả. Hiện một phần kinh phí còn lại của giai đoạn một đang tiếp tục được giải ngân bằng hình thức tặng sản phẩm sinh học “Bồ Đề - Mother water” để nông dân có điều kiện tiếp cận công nghệ mới, đồng thời triển khai giai đoạn hai.

Theo bà Nguyễn Thị Hằng, mục tiêu của Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề là hỗ trợ người nông dân nuôi tôm được đào tạo, tập huấn nâng cao tay nghề và chuyên nghiệp hóa, trở thành chuyên gia trên chính ao nuôi tôm của mình. Đề án “Chuyên nghiệp hóa người nông dân” đặc biệt tập trung ưu tiên hỗ trợ những hộ nuôi tôm quảng canh, ít vốn, sản xuất gặp khó khăn do môi trường bị suy thoái và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Tặng sản phẩm Bồ Đề – Mother Water giúp họ có điều kiện ứng dụng công nghệ mới, tạo ra môi trường tốt để nuôi tôm đạt cả về năng suất và chất lượng. Sản phẩm tôm nuôi không chỉ đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch cho tiêu dùng trong nước, mà còn đủ điều kiện chế biến, xuất khẩu vào các thị trường khó tính, đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng cao như EU, Mỹ và Nhật Bản.

Tăng năng suất và chất lượng tôm nuôi

Bà Phan Kim Loan, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ nông dân và Giáo dục nghề nghiệp (Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang) cho biết, đơn vị được giao nhiệm vụ phối hợp với Công ty CP Tập đoàn Thuỷ sản Bồ Đề tổ chức thực hiện thí điểm Đề án “Chuyên nghiệp hóa người nông dân” tại Kiên Giang. Giai đoạn 1 được triển khai từ năm 2020-2022, đã có hàng ngàn hội viên nông dân tại 5 huyện U Minh Thượng, An Minh, An Biên, Kiên Lương và Vĩnh Thuận được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật và ứng dụng công nghệ Bồ Đề – Mother Water vào nuôi tôm đạt hiệu quả.

Sử dụng sản phẩm Bồ Đề - Mother Water môi trường nuôi được cải tạo tốt và bổ sung các loại khoáng chất dưới dạng hữu cơ sinh học cho tôm, giúp giảm chi phí đầu tư khoảng 30% trở lên, tôm nuôi thu hoạch năng suất đều tăng hơn so với cách nuôi truyền thống, lợi nhuận cao ít nhất 3 lần so với trước đây. Ảnh: Phúc Nghi.

Sử dụng sản phẩm Bồ Đề - Mother Water môi trường nuôi được cải tạo tốt và bổ sung các loại khoáng chất dưới dạng hữu cơ sinh học cho tôm, giúp giảm chi phí đầu tư khoảng 30% trở lên, tôm nuôi thu hoạch năng suất đều tăng hơn so với cách nuôi truyền thống, lợi nhuận cao ít nhất 3 lần so với trước đây. Ảnh: Phúc Nghi.

Tham gia đề án, nông dân được Công ty chuyển giao kỹ thuật nuôi tôm theo quy trình sinh học Bồ Đề - Mother Water, được tặng 10 lít sản phẩm để áp dụng vào thực tế. Ngoài ra, trong chương trình chuyên nghiệp hóa người nông dân, công ty còn bán trợ giá, giảm tới 75% so với giá niêm yết, để người nuôi tôm ít vốn có thể mua đủ số lượng thực hiện đúng quy trình. Bên cạnh đó, Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề còn hỗ trợ cho 90 hộ dân tham gia thực hiện mô hình điểm để so sánh, mỗi hộ 1 ha, thực hiện đúng theo quy trình sử dụng là 90 lít/ha/vụ nuôi.

Kết quả, khi sử dụng sản phẩm Bồ Đề - Mother Water chất lượng nước trong môi trường nuôi được cải tạo rõ rệt, giúp ổn định và cân bằng độ pH, độ kiềm ổn định, gây và ổn định màu nước, tạo Oxy đáy hồ, giảm khí độc... Môi trường nuôi được cải tạo tốt và bổ sung các loại khoáng chất dưới dạng hữu cơ sinh học cho tôm, giúp giảm chi phí đầu tư khoảng 30% trở lên, không phải sử dụng thêm các loại hóa chất khác. Nhờ đó, phần lớn các hộ nuôi tôm thu hoạch năng suất đều tăng hơn so với cách nuôi truyền thống, lợi nhuận cao ít nhất 3 lần so với trước đây.

Tại Kiên Giang, đã có hàng ngàn hộ nuôi tôm quảng canh, tôm – lúa tham gia Đề án 'chuyên nghiệp hóa người nông dân', được tập huấn nâng cao tay nghề và trở thành chuyên gia trên chính ao nuôi tôm của mình. Ảnh: Phúc Nghi.

Tại Kiên Giang, đã có hàng ngàn hộ nuôi tôm quảng canh, tôm – lúa tham gia Đề án "chuyên nghiệp hóa người nông dân", được tập huấn nâng cao tay nghề và trở thành chuyên gia trên chính ao nuôi tôm của mình. Ảnh: Phúc Nghi.

Là đơn vị phối hợp triển khai đề án, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Kiên Giang, ông Trần Thanh Dũng cho biết: Toàn tỉnh hiện nay có 518 Hợp tác xã đang hoạt động, với 64.020 ha đất canh tác, tổng vốn điều lệ hơn 401 tỷ đồng. Trong đó, có 452 Hợp tác xã nông nghiệp và 92 Hợp tác xã nuôi trồng thuỷ sản, còn lại là các lĩnh vực khác. Từ năm 2016 đến nay, Liên minh Hợp tác xã tỉnh đã liên kết cho 7 công ty, doanh nghiệp với 396 Hợp tác xã thực hiện chuỗi liên kết với tổng diện tích 5.581 ha lúa và thủy sản. Đã có trên 5.000 ha sản xuất lúa, tôm – lúa sản xuất đạt chuẩn và được cấp chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, SRP và hữu cơ.

Theo ông Dũng, những kết quả đã đạt được trong giai đoạn 1 của Đề án “chuyên nghiệp hóa người nông dân” tại Kiên Giang là rất khả quan, cần tiếp tục nhân rộng. Trong giai đoạn tiếp theo, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Kiên Giang tiếp tục phối hợp với 3 bên đó là Hội Nông dân tỉnh và Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề để cùng triển khai thực hiện những nội của đề án. Đẩy mạnh công tác tư vấn, tập huấn, tuyên truyền vận động thành viên Hợp tác xã và người dân tham gia Đề án “Chuyên nghiệp hoá người nông dân” một cách thiết thực và hiệu quả. Phía Bồ Đề cần cử cán bộ, kỹ sư thường xuyên có mặt tại các vùng thực hiện Đề án để kịp thời giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong việc nuôi trồng thuỷ sản của người dân.

Bồ Đề – Mother Water là sản phẩm được nghiên cứu sản xuất trên nền tảng ứng dụng công nghệ sinh học và vô cơ Break all soild and water. Có chức năng cải tạo môi trường đất và nước ô nhiễm, ngộ độc hóa học, ngộ độc hữu cơ, nhiễm mặn, nhiễm phèn. Giúp tái tạo môi trường, làm cân bằng độ pH, giải phóng oxy đáy hồ giúp cho chủng khuẩn hiếu khí, vi sinh vật phù du, tảo có lợi phát triển. Từ đó, tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên và môi trường có lợi tốt cho tôm, cá nuôi sinh trưởng.

Xem thêm
Nuôi cá chim vây vàng VietGAP 6 tháng, năng suất đạt 10,8 tấn/ha

Hà Tĩnh Sau 6 tháng thả nuôi, cá chim vây vàng đạt trọng lượng trung bình 0,6 kg/con, năng suất bình quân 10,8 tấn/ha, giá bán từ 130.000 - 140.000 đồng/kg.

Hiện đại hóa ngành thủy sản góp phần chống khai thác IUU

THANH HÓA Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu cá, góp phần tăng sản lượng, giảm tổn thất.

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Lượng phát thải trên mỗi kg tôm ở những cơ sở chế biến quy mô nhỏ sẽ nhiều hơn so với những cơ sở quy mô lớn.

Hợp tác xã làm 'bà đỡ' cho ngư dân

QUẢNG BÌNH Qua 6 năm hoạt động, Hợp tác xã Vương Đoàn đã trở thành 'bà đỡ' cho hàng trăm tàu cá của bà con ngư dân.