| Hotline: 0983.970.780

Bộ GD-ĐT muốn "nâng chất" dạy và học tiếng Anh

Chủ Nhật 21/07/2019 , 15:45 (GMT+7)

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, đây là việc vừa trước mắt, vừa lâu dài nhưng không thể chậm chễ hơn nữa.

Đó là ý kiến của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại cuộc Tọa đàm tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, chiều 20/7.

Đây là Tọa đàm thứ hai, sau tọa đàm tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử được Bộ GD-ĐT tổ chức ngay sau kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, không thể chậm chễ hơn 

Chất lượng học sinh hệ 10 năm tốt hơn hệ 7 năm

Báo cáo tại Tọa đàm, ông Sái Công Hồng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD-ĐT cho biết: Phân tích phổ điểm thi THPT quốc gia môn tiếng Anh từ 2017 - 2019 cho thấy, điểm trung bình của học sinh cả nước trong 3 năm đều dưới 5.0; mức điểm đạt nhiều nhất chỉ 3.0 đến 3.4.

Kết quả thi này có sự phân hoá theo vùng miền. Trong khi những địa phương khó khăn thuộc vùng núi phía Bắc, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như Hà Giang, Sơn La, Hậu Giang… nhiều năm xếp cuối về điểm trung bình trong cả nước; thì những thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng… lại đứng đầu.

Điểm trung bình của TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu đều từ 5 - 6, cao hơn mức chung của cả nước. Tỷ lệ điểm dưới trung bình, điểm từ 8 trở lên cũng có sự phân hoá theo địa phương.

Ông Đặng Hiệp Giang: Học sinh hệ 10 năm có chất lượng tốt hơn học sinh hệ 7 năm

Nhìn nhận phổ điểm thi THPT quốc gia từ góc độ hệ đào tạo, ông Đặng Hiệp Giang, chuyên viên môn tiếng Anh, Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT cho biết, hiện nay vẫn đang tồn tại hai hệ chương trình đào tạo ngoại ngữ ở bậc phổ thông, chương trình hệ 7 năm (từ lớp 6) và 10 năm (từ lớp 3), hệ 10 năm chủ yếu được triển khai ở những tỉnh/thành phố có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển. Qua thống kê và đánh giá, học sinh hệ 10 năm có chất lượng tốt hơn học sinh hệ 7 năm.

Học thêm ngoại ngữ ngoài trường học

Là địa phương có điểm trung bình tiếng Anh trong kỳ thi THPT quốc gia cao nhất cả nước trong 3 năm (2017 5.92 điểm, 2018 là 5.06 điểm, 2019 là 5.79 điểm), đồng thời luôn đứng đầu về tỷ lệ thí sinh có điểm từ 8 trở lên, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, chất lượng tiếng Anh của học sinh thành phố tốt nhờ khá nhiều từ các trung tâm ngoại ngữ.

“Cả thành phố có 700 trung tâm ngoại ngữ, hầu hết học sinh thành phố học thêm ngoại ngữ ở bên ngoài trường học, chỉ có một số học sinh vùng ven đô thị có điều kiện kinh tế khó khăn mới không tham gia học thêm ngoại ngữ”, ông Hiếu thông tin.

Ông Hiếu cũng cho biết, hiện nay, rất nhiều trung tâm ngoại ngữ đã vào trường học tham gia giảng dạy, nhu cầu giáo viên bản ngữ của thành phố hiện rất lớn và Sở GD-ĐT sẵn sàng hỗ trợ để có chính sách đưa giáo viên bản ngữ vào dạy ở các trường phổ thông.

Để nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ trong trường phổ thông, TP.HCM có chính sách riêng về đào tạo đội ngũ giáo viên. “Khảo sát chất lượng giáo viên theo chuẩn quốc tế của thành phố vào năm 2012 cho thấy chỉ có khoảng 5% giáo viên đạt yêu cầu, thành phố đã dùng ngân sách nhà nước để bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giáo viên theo chuẩn quốc tế, đến nay có 70% giáo viên đạt chuẩn”, ông Hiếu nói.

Tạo động lực cho người học

Đặt vấn đề ngay mở đầu Tọa đàm, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, ngoại ngữ và CNTT là hai công cụ nếu làm tốt sẽ thúc đẩy giáo dục Việt Nam phát triển. Thời gian qua, dù ngành Giáo dục đã có nỗ lực để cải thiện chất lượng dạy và học ngoại ngữ song kết quả vẫn chưa như mong muốn.

“Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh là việc vừa trước mắt, vừa lâu dài nhưng không thể chậm chễ hơn nữa”, Bộ trưởng nêu rõ.

Theo Bộ trưởng, học tiếng Anh là quá trình, không thể nóng vội và còn tùy theo mục đích, điều kiện đầu tư, động lực của người học. “Chúng ta chấp nhận sự đa dạng, không cào bằng về trình độ tiếng Anh, nhưng nếu ngay ở bậc phổ thông có thể đào tạo căn bản được tiếng Anh thì những cấp học cao hơn sẽ không mất nhiều công sức”.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: “Quan trọng là tạo được động lực cho người học, khi người học nhận thấy học ngoại ngữ là cần thiết cho việc đi thi, đi làm, giao tiếp hay để biết thêm một ngôn ngữ, việc học ngoại ngữ sẽ dễ dàng hơn và có chất lượng”.

Xem thêm
Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Hỗ trợ Sơn La phục hồi hơn 15.000ha đất nông lâm nghiệp

Dự án RESTORE Sơn La,dự kiến hỗ trợ phục hồi 6.994ha đất trồng cây ăn quả và 8.239ha đất lâm nghiệp; trồng hơn 13 triệu cây đa mục đích.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.