| Hotline: 0983.970.780

Bộ Giao thông xin lỗi Hà Nội về kết luận thanh tra

Thứ Sáu 10/08/2012 , 09:13 (GMT+7)

Ngày 9/8, tại cuộc họp với Hà Nội, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã xin lỗi lãnh đạo thành phố về kết luận thanh tra của Bộ...

Ngày 9/8, tại cuộc họp với Hà Nội, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã xin lỗi lãnh đạo thành phố về kết luận thanh tra của Bộ mới đây chưa có bàn thảo thống nhất với Sở GTVT Hà Nội.

Theo ông Thăng, kết luận thanh tra về quản lý lòng đường của Thanh tra Bộ GTVT mới đây, chưa có sự thống nhất với lãnh đạo Bộ, chưa có bàn thảo thống nhất với Sở GTVT Hà Nội. Bộ trưởng Đinh La Thăng đã xin lỗi lãnh đạo thành phố Hà Nội, Thanh tra Bộ GTVT sẽ rút kinh nghiệm nghiêm túc. Trước đó, Hà Nội đã có văn bản phản bác, cho rằng "kết luận của Bộ là Hà Nội thất thoát 20 tỷ đồng một năm là chưa có cơ sở".

Tại cuộc làm việc giữa Bộ GTVT và Hà Nội chiều 9/8, hàng loạt dự án giao thông chậm tiến độ trên địa bàn thành phốđược các cơ quan chức năng “mổ xẻ”. Tại dự án đường nối sân bay Nội Bài đến cầu Nhật Tân, lãnh đạo UBND huyện Sóc Sơn cho biết còn phải giải phóng mặt bằng 322 hộ dân với hơn 7ha và nhiều hạng mục hạ tầng kỹ thuật như đường cáp viễn thông, điện thoại. Tương tự, lãnh đạo quận Tây Hồ cho biết dự án cầu Nhật Tân còn vướng 116ha đất chưa giải tỏa thuộc quận Tây Hồ và huyện Đông Anh, liên quan đến hơn 2.800 hộ dân, hơn 800 ngôi mộ.

Tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai còn phải giải tỏa 22 hộ dân với diện tích 0,7ha; cao tốc Hà Nội – Hải Phòng còn phải thu hồi 30 ha đất của hơn 1.160 hộ dân. Để lý giải nguyên nhân chậm tiến độ, lãnh đạo các quận, huyện của Hà Nội đã viện các lý do như người dân cố tình trây ỳ không bàn giao đất dù đã nhận tiền, thiếu địa điểm tái định cư, nguồn vốn giải phóng mặt bằng chậm giải ngân… Lãnh đạo các huyện Sóc Sơn, Tây Hồ đều khẳng định sẽ lên phương án cưỡng chế thu hồi đất trong năm nay, nếu người dân cố tình chống đối.

Các dự án khác như vành đai 3 đoạn Mai Dịch – Nội Bài, cầu Vĩnh Thịnh, đường sắt số 1 Yên Viên – Ngọc Hồi… cũng được các Ban quản lý dự án và địa phương bàn thảo, tháo gỡ các vướng mắc hiện có.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho rằng, giải phóng mặt bằng chậm thì chất lượng các công trình giao thông sẽ bị ảnh hưởng bởi chi phí tăng. Do vậy, thành phố Hà Nội cần chỉ đạo tiến độ giải tỏa của các dự án phải hết sức quyết liệt, sáng tạo.

“Bộ GTVT cam kết không chậm tiến độ, không có chất lượng công trình giao thông kém nếu dự án được giải phóng mặt bằng đúng thời gian”, Bộ trưởng khẳng định.


Bộ trưởng Đinh La Thăng

Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng cho hay, các dự án trên địa bàn thủ đô mặc dù do Bộ GTVT thực hiện, song khi hoàn thành đều do Hà Nội quản lý, do vậy, lãnh đạo thành phố phải quản lý tiến độ giải phóng mặt bằng các công trình. Đây là một vấn đề bức xúc đang được người dân quan tâm.

Ông Thăng cũng yêu cầu Hà Nội tiếp nhận cầu Thăng Long sau khi sửa chữa, phối hợp tu bổ cầu Long Biên, nâng cấp đường Pháp Vân - Cầu Giẽ để đồng bộ với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình…

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đánh giá, sau một năm phối hợp với Bộ GTVT, các công trình hạ tầng trên địa bàn có chuyển biến rõ nét, nhiều công trình nhanh chóng được thông xe như cầu Phù Đổng, vành đai 3 trên cao, nhiều cầu vượt nhẹ được xây mới... đã giải quyết phần nào ùn tắc giao thông.

Tuy nhiên, Chủ tịch thành phố cũng cho rằng, nhiều dự án chậm giải phóng mặt bằng là do chính quyền không quyết tâm, không giải tỏa triệt để. Do vậy, mới có tình trạng cả dự án còn 4-5 ngôi nhà nằm rải rác khiến cả tuyến đường không thể làm được. Vướng mắc lớn nhất hiện nay là việc tái định cư, nhiều hộ dân mặt phố không thể ở nhà định cư chất lượng thấp nên họ lại bán đi, hay người nông thôn không muốn dời khỏi làng xã để tái định cư tại xã, huyện khác.

"Chúng ta phải đổi mới việc di dời, người dân thành phố phải được hỗ trợ để họ tự lo tái định cư, dân nông thôn phải tái định cư tại chỗ", ông Thảo bày tỏ và khẳng định, Hà Nội sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT thực hiện các đề án như quy hoạch giao thông thủ đô đến năm 2030, trình Chính phủ đề án hạn chế phương tiện cá nhân, đưa ra nhiều loại phí để giảm xe cá nhân, đề án quản lý giao thông thông minh trên đại lộ Thăng Long.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ùn tắc bến phà ra đảo Cát Bà dịp 30/4 và 1/5

HẢI PHÒNG Ngày 28/4, hàng nghìn người đã ùn ùn đổ về bến phà Đồng Bài để ra đảo Cát Bà khiến giao thông tắc nghẽn.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm