| Hotline: 0983.970.780

'Hạ nhiệt' những 'điểm nóng' thiếu nước sinh hoạt

Chủ Nhật 28/04/2024 , 08:20 (GMT+7)

Những xã khu Đông huyện Phù Mỹ (Bình Định) luôn là 'điểm nóng' về thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn, nhưng năm nay khu vực này đã được hạ nhiệt căng thẳng.

Giải khát những vùng thường xuyên thiếu nước sinh hoạt

Do mạch nước ngầm bị nhiễm phèn, mặn vào mùa nắng nóng nên cư dân nhiều xã khu Đông trên địa bàn Bình Định luôn khốn đốn vì thiếu nước sinh hoạt. Trong đó, xã Mỹ Chánh (huyện Phù Mỹ) là 1 trong những điểm “nóng”.

Xã Mỹ Chánh có hơn 3.400 hộ dân với gần 20.000 nhân khẩu, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt là rất lớn. Những năm trước đây, đến mùa khô hạn là có đến 85% dân cư trong xã thường xuyên bị thiếu nước sinh hoạt.

Có những năm UBND tỉnh Bình Định phải chỉ đạo các ngành chức năng chở nước sạch cung cấp cho người dân. Trước tình hình này, UBND tỉnh Bình Định đã chỉ đạo ngành chức năng cải tạo, nâng cấp Nhà máy nước sạch Mỹ Chánh lấy nước từ sông La Tinh để cung cấp nước cho người dân.

Trước đây, đến mùa khô hạn, người dân xã Mỹ Chánh (huyện Phù Mỹ, Bình Định) phải dùng xe đạp chở từng thùng nước nhỏ về để gia đình sinh hoạt. Ảnh: V.Đ.T.

Trước đây, đến mùa khô hạn, người dân xã Mỹ Chánh (huyện Phù Mỹ, Bình Định) phải dùng xe đạp chở từng thùng nước nhỏ về để gia đình sinh hoạt. Ảnh: V.Đ.T.

Theo ông Hồ Ngọc Chánh, Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ (Bình Định), trong thời gian qua, để đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân, từ kinh phí hỗ trợ của tỉnh và ngân sách địa phương, Phù Mỹ đã đầu tư nâng cấp 9 công trình cấp nước tập trung, đảm bảo nước sinh hoạt cho 14.176 hộ gia đình. Trong đó, phát huy hiệu quả nhất là công trình cấp nước tập trung xã Mỹ Chánh được nâng công suất từ 1.200m3 lên 2.000m3/ngày đêm, đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân tại 16 thôn của 2 xã Mỹ Chánh và Mỹ Cát.

Ngoài ra, riêng công trình cấp nước sinh hoạt xã Mỹ Châu được xây dựng tại hồ Hóc Môn có công suất 1.400 m3/ngày đêm, đảm bảo cung cấp đủ lượng nước sạch cho hơn 11.200 người dân và cung cấp nước cho các công trình công cộng ở 9 thôn của xã Mỹ Châu

“Bên cạnh đó, huyện Phù Mỹ cũng đã đầu tư nâng cấp các nhà máy cấp nước sinh hoạt Mỹ Thành có công suất 400m3/ngày đêm; công trình cấp nước sinh hoạt Mỹ Lợi có công suất 1.100 m3/ngày đêm; công trình cấp nước sinh hoạt Mỹ Tài có công suất 1.600 m3/ngày đêm…”, ông Hồ Ngọc Chánh cho hay.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng (ngoài cùng bìa phải) kiểm tra Nhà máy nước Mỹ Chánh (huyện Phù Mỹ, Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng (ngoài cùng bìa phải) kiểm tra Nhà máy nước Mỹ Chánh (huyện Phù Mỹ, Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

Vẫn còn 6.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt

Trong bối cảnh nắng nóng đang diễn diễn biến phức tạp trên địa bàn, mới đây, ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định đã trực tiếp đi kiểm tra việc cấp nước sinh hoạt cho người dân ở các xã khu Đông huyện Phù Mỹ, những địa phương thường xuyên thiếu nước sinh hoạt trong những năm trước đây.

Ông Hồ Quốc Dũng đã về kiểm tra việc cấp nước sinh hoạt tại Trạm cấp nước xã Mỹ Chánh, khảo sát việc mở rộng mạng lưới cấp nước sinh hoạt cho người dân tại các thôn: An Xuyên 1, An Xuyên 2, An Xuyên 3 thuộc xã Mỹ Chánh. Qua kiểm tra thực tế, ông Hồ Quốc Dũng đánh giá cao hiệu quả của việc đầu tư nâng cấp, mở rộng mạng lưới cấp nước sinh hoạt cho người dân tại các xã khu Đông của huyện Phù Mỹ.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng trực tiếp kiểm tra việc cấp nước tại 1 hộ dân ở thôn An Xuyên 2 (xã Mỹ Chánh). Ảnh: V.Đ.T.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng trực tiếp kiểm tra việc cấp nước tại 1 hộ dân ở thôn An Xuyên 2 (xã Mỹ Chánh). Ảnh: V.Đ.T.

“Nhằm đảm bảo nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cho người dân trong mùa khô hạn, lãnh đạo tỉnh Bình Định rất quan tâm đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt, mở rộng mạng lưới cấp nước sạch. Nhờ vậy, các xã khu đông của huyện Phù Mỹ trước đây thường xuyên bị thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô thì nay đã đảm bảo đủ nước, nhân dân rất phấn khởi”, ông Hồ Quốc Dũng chia sẻ.

Ông Hồ Quốc Dũng nhận định, trong thời gian tới, tình hình nắng hạn trên địa bàn Bình Định sẽ còn diễn biến hết sức phức tạp, nguy cơ toàn tỉnh sẽ có khoảng 6.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt, tập trung tại các huyện Vân Canh, Hoài Ân, Tây Sơn và 1 số xã phía Bắc huyện Phù Mỹ.

“Do vậy, Tỉnh ủy Bình Định có chủ trương tiếp tục đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, mở rộng hệ thống cấp nước đến địa bàn các thôn, xã. Phấn đấu đến cuối năm 2025, tỉnh Bình Định sẽ cơ bản giải quyết xong việc cấp nước sạch cho người dân trên địa bàn toàn tỉnh. Tỉnh ủy Bình Định đã giao nhiệm vụ cho lãnh đạo Sở NN-PTNT phối hợp với các địa phương tiến hành khảo sát, lên kế hoạch đầu tư, nâng cấp, mở rộng mạng lưới cấp nước, trình lãnh đạo tỉnh xem xét, giải quyết”, ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định nhấn mạnh.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm