| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 19/08/2019 , 08:51 (GMT+7)
Vũ Hữu Sự

Vũ Hữu Sự

Nhà Văn 08:51 - 19/08/2019

Bỏ phí bảo trì đường bộ: Hợp lòng dân

Tại phiên họp của UBTV Quốc hội mới đây, đoàn giám sát của UBTV Quốc hội đã đề nghị bỏ quỹ bảo trì đường bộ (quỹ BTĐB).

Ổ gà, ổ voi có thời gian xuất hiện dày đặc trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn từ TP Quảng Ngãi đến huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: Tử Trực/Người Lao Động.

Quỹ này được lập theo nghị định số 18/2012/NĐ-CP của chính phủ và được thu từ đầu năm 2013. Hình thức là thu bắt buộc. Các trung tâm đăng kiểm trên cả nước được giao nhiệm vụ thu. Ai không nộp, lập tức sẽ bị từ chối đăng kiểm.

Đề nghị này của đoàn giám sát được dư luận xã hội, nhất là chủ nhân của những xe cơ giới 4 bánh và các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, hết sức tán đồng.

Bởi thứ nhất, là việc thu này thể hiện sự bất công rất rõ. Chẳng hạn cùng thu một mức cố định là 130 ngàn đồng/ tháng, nhưng một chiếc xe 4 chỗ của gia đình chỉ chạy vài lần trong tháng, trên vài trăm km đường, nhưng một chiếc taxi có khi lăn bánh suốt 24/24 giờ trong đủ 30 ngày, trên hàng ngàn km. Mức phí thu được tính lũy tiến trên trọng tải và lượng người được phép chở trên xe.

Thứ hai, đã lập ra quỹ BTĐB, thì 100% số tiền thu được phải dùng vào mục đích duy nhất là BTĐB. Nhưng theo báo NLĐ Oline, thì quỹ này được phép chi tới 17 loại hình, từ mua sắm trang phục, phương tiện tuần kiểm đến mua sắm các trang thiết bị chuyên ngành chẳng liên quan gì tới việc bảo trì cả. Chưa có một thống kê nào cho biết bao nhiêu phần trăm quỹ này được dùng vào việc bảo trì, bao nhiêu phần trăm chi cho các việc khác.

Ngoài ra, dư luận còn đặt câu hỏi: Có ngàn tỷ nào được quay vòng trong các ngân hàng thương mại không ? Chỉ thấy ngày nào trên các báo hay VTV cũng có những bài phản ánh về việc con đường này, con đường khác đã xuống cấp, hư hỏng, ổ trâu ổ voi nhan nhản gây tai nạn giao thông, đã kéo dài cả chục năm, nhưng chẳng thấy bóng dáng “ông” BTĐB đâu, dù số tiền thu được rất lớn.

Chỉ sau 5 năm hoạt động, số tiền thu được về quỹ lên tới gần 30.000 tỷ đồng. Nhưng chỉ trong một đợt thanh tra vào tháng 6/2019 tại quỹ BTĐB trung ương và 9 quỹ BTĐB địa phương, Bộ tài chính đã kiến nghị xử lí hơn 2 tỷ đồng do lập dự toán về công trình BTĐB không đúng định mức, khối lượng, đơn giá nhân công, xăng dầu...

Hiện tại, đang còn tồn tại một số con đường huyết mạch chỉ bị xuống cấp vài ba chục km. Để khắc phục, quỹ BTĐB hoàn toàn có thể gánh vác, vì số tiền không lớn. Thế nhưng Bộ GT-VT lại cho doanh nghiệp bỏ tiền ra, chỉ có thảm lại nhựa trên đoạn đường đó rồi lập BOT thu phí, dẫn đến sự bức xúc cho dư luận và ách tắc giao thông do sự đối phó của các lái xe.

Người có phương tiện bỏ tiền ra để nộp phí BTĐB, ai cũng mong muốn số tiền đó được dùng đúng mục đích, có hiệu quả và minh bạch. Nhưng những gì vừa phản ánh ở trên, đã chứng tỏ việc quản lí, sử dụng quỹ BTĐB đang có vấn đề.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm