| Hotline: 0983.970.780

Bộ sách Cánh Diều nợ tiền, công nhân nhà in khốn đốn

Chủ Nhật 11/06/2023 , 06:00 (GMT+7)

Là bộ sách giáo khoa xã hội hóa đầu tiên, được ngành giáo dục lựa chọn nhiều nhất, nhưng 'Cánh Diều' đang khiến nhiều gia đình lâm cảnh khó khăn.

Bộ sách Cánh Diều được phê duyệt trong Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bộ sách Cánh Diều được phê duyệt trong Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nhà in khốn đốn

Ngày 19/4/2023, Hiệp hội In Việt Nam (VPA) gửi Công văn 06/HHIVN-CV tới HĐQT Công ty CP Đầu tư Xuất bản - Thiết bị Giáo dục Việt Nam (VEPIC) với nội dung đòi nợ.

Công văn do Chủ tịch VPA Nguyễn Văn Dòng ký có đoạn: “Vừa qua, qua phản ánh của một số nhà in đang thực hiện in sách giáo dục Cánh Diều của VEPIC thì việc thanh toán của quý công ty chậm, quá hạn nhiều so với hợp đồng ký”.

Theo VPA, việc chậm thanh toán của VEPIC không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các nhà in mà còn khiến đời sống cán bộ công nhân viên tại đây khó khăn. Nhiều nhà in đã không còn nguồn tiền để trả lương cho công nhân, cũng như thanh toán cho ngân hàng và nhà cung cấp vật tư.

Nhắc các điều khoản trong hợp đồng in bộ sách Cánh Diều và nhiệm vụ in sách giáo dục năm nay, VPA đề nghị phía VEPIC “hết sức quan tâm, ưu tiên thanh toán cho các nhà in, giúp các nhà in vượt qua khó khăn”.

Nợ nần dù đột phá doanh thu, lợi nhuận

Phải đòi nợ bằng công văn, hẳn các nhà in đã chờ đến mòn mỏi tiền thanh toán của VEPIC. Vấn đề đặt ra, là "bên A" liệu có thiếu tiền?

Trong Bảng cân đối kế toán báo cáo ngày 31/12/2022 của VEPIC, tiền và các khoản tương đương tiền lên tới 41 tỉ đồng, tăng 35 tỉ đồng so với năm 2021, tương đương 583%.

Một phần nguyên nhân tới từ việc trong năm 2022, lợi nhuận của VEPIC bứt phá, tăng đến 16,4 tỉ đồng, tương đương 55,4%.

Có một chi tiết đáng lưu ý, lợi nhuận của VEPIC không phải chỉ đột biến trong năm 2022 mà đã có sự tích lũy từ năm 2020 - thời điểm bộ sách Cánh diều được phê duyệt là một trong 3 bộ sách giáo khoa được sử dụng trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới.

Trước năm 2020, doanh thu của VEPIC chỉ vào khoảng từ 4 - 5 tỉ đồng. Họ làm ăn gần như không có lãi, nếu không muốn nói là thua lỗ triền miên.

Để so sánh, năm 2019 doanh thu của VEPIC đạt 4,1 tỉ đồng và thua lỗ tới 14,4 tỉ đồng. Vỏn vẹn 3 năm sau đó, doanh thu và lợi nhuận của họ nhảy vọt, lần lượt là 616 tỉ và 46 tỉ đồng.

Là bộ sách giáo khoa xã hội hóa đầu tiên, Cánh Diều không tránh khỏi những lùm xùm, sai sót, thậm chí bị cử tri và đại biểu Quốc hội phàn nàn là đắt đỏ. Dẫu vậy, bộ sách vẫn trở thành lựa chọn số một của ngành giáo dục, và đặc biệt trở thành “vị cứu tinh” của VEPIC, giúp công ty này hồi sinh.

Không hề quá khi nói rằng thế và lực của VEPIC giờ ở một đẳng cấp khác. Tổng tài sản của công ty lên đến 672 tỉ đồng, tăng 230 tỉ đồng, tương đương 52% so với cuối năm 2021; và tăng 556 tỉ đồng, tương đương 479% so với năm 2019.

Họ sẵn sàng tăng chi phí bán hàng lên 600% so với năm 2021, lên mức hơn 59 tỉ đồng, chỉ để tăng doanh thu bán hàng thêm 180%.

Trong khi ấy, cán bộ công nhân viên các nhà in ở cảnh “được bữa nay lo bữa mai”.

Thiếu sót mang tính hệ thống?

Tại thời điểm báo cáo tài chính ngày 31/12/2022, danh sách Phải trả người bán ngắn hạn của VEPIC không hề có công ty nào hoạt động trong lĩnh vực in ấn.

Đối tượng gần nhất với “chủ nợ” VPA, có chăng là khoản nợ 30,7 tỉ đồng được VEPIC ghi là “Các đối tượng khác”. Nếu là như vậy, thì VEPIC chắc chắn rất có tài thuyết phục, bởi so với ngày 1/1/2022, những đối tượng khác này đã cho họ tăng thêm 16 tỉ đồng tiền nợ.

Hiện chủ nợ lớn nhất của VEPIC là Công ty cổ phần Trường Phú với 50,5 tỉ đồng, nhưng công ty này không thuộc ngành in mà hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất dây, cáp điện và điện tử khác.

Không khai các nhà in vào danh sách phải trả ngắn hạn, nhưng VEPIC lại điền Công ty CP Công nghệ và Truyền thông Kitech, với có khoản nợ vừa phát sinh trong năm 2022, trị giá 9,4 tỉ đồng. Công ty này có cùng địa chỉ với VEPIC.

Ngoài ra, còn một chủ nợ đáng chú ý nữa là các tác giả. Cuối năm 2022, VEPIC nợ gần 18 tỉ đồng tiền nhuận bút, tăng hơn 2 lần so với mức 8,1 tỉ đồng hồi đầu năm.

Không rõ việc thiếu các nhà in trong danh sách “chủ nợ” là lỗi đánh máy hay nguyên nhân nào khác. Chỉ chắc chắn một điều, nếu có thêm các thành viên của VPA, khoản nợ phải trả ngắn hạn của VEPIC không dừng ở mức 109 tỉ đồng như báo cáo.

Xem thêm
4 nguyên nhân của tình trạng lãng phí trong bộ máy công quyền

Sáng 4/11, Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế xã hội. Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) phân tích 4 nguyên nhân tình trạng lãng phí trong bộ máy công quyền.

Ngăn chặn tàu cá có dấu hiệu vi phạm ngay từ trong bờ

Quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' của EC trong năm 2024, Sóc Trăng không chỉ kiểm soát tốt đội tàu cá, mà còn tăng cường các biện pháp truy xuất nguồn gốc, giám sát hành trình.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.