| Hotline: 0983.970.780

Bộ Tài chính kiến nghị đưa phân bón trở lại mặt hàng chịu thuế GTGT

Thứ Bảy 25/04/2020 , 07:51 (GMT+7)

Ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ chính sách Thuế (Bộ Tài chính) ngày 23/4 trả lời kiến nghị của doanh nghiệp về việc đưa mặt hàng phân bón trở lại diện chịu thuế GTGT.

Các doanh nghiệp Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau mỗi năm không được khấu trừ từ 300 - 370 tỷ đồng tiền thuế GTGT. Ảnh: Pvfcco.

Các doanh nghiệp Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau mỗi năm không được khấu trừ từ 300 - 370 tỷ đồng tiền thuế GTGT. Ảnh: Pvfcco.

Trả lời TTXVN, ông Phạm Đình Thi, cho biết, tại khoản 3a Điều 5 của Luật Thuế số 71, quy định phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT). Nhưng sau khi nhận được kiến nghị của các doanh nghiệp và Hiệp hội Phân bón Việt Nam, Bộ Tài chính đã nghiên cứu, tính toán phương án chuyển mặt hàng phân bón từ đối tượng không chịu thuế sang đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% vào nội dung sửa đổi Luật Thuế GTGT. Nội dung dự án Luật Thuế GTGT sửa đổi hiện đã được Bộ Tài chính báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Cũng theo ông Phạm Đình Thi, Thủ tướng Chính phủ đã xem xét vấn đề này và đề nghị Bộ Tài chính chuẩn bị các nội dung sửa đổi Luật Thuế GTGT để trình Quốc hội theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Tuy nhiên, theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, muốn sửa đổi luật phải được đưa vào Chương trình xây dựng luật của Quốc hội, nhưng hiện nay, dự án Luật Thuế GTGT sửa đổi chưa được đưa vào chương trình họp Quốc hội kỳ này.

Hiện nay, do mặt hàng phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT nên các doanh nghiệp sản xuất phân bón không được khấu trừ, hoàn thuế GTGT hàng hóa, dịch vụ mua vào, kể cả thuế giá trị gia tăng của hàng hóa mua vào hoặc nhập khẩu để tạo tài sản cố định dùng cho sản xuất phân bón.

Vì vậy, theo ông Phùng Hà, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất phân bón tại Việt Nam đang hạch toán toàn bộ chi phí này vào chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm làm cho giá thành sản phẩm tăng từ 5 - 8%.

Trong khi đó, với chi phí nguyên liệu sản xuất phân bón rất thấp lại được hưởng lợi thế về thuế nhập khẩu bằng 0% và những cam kết trong hiệp định thương mại tự do, phân bón nhập khẩu từ các nước tràn vào Việt Nam, tạo ra cạnh tranh khốc liệt cho sản phẩm phân bón Việt Nam.

Ông Phùng Hà cho rằng, quy định thuế GTGT với phân bón vô hình chung đang khiến sản phẩm phân bón Việt Nam giảm sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu cùng loại do doanh nghiệp sản xuất phải tăng giá bán hoặc giảm lợi nhuận, làm tăng tổng mức đầu tư các dự án sản xuất phân bón mới.

Việc kịp thời sửa đổi Luật thuế số 71 chuyển phân bón thành mặt hàng chịu thuế GTGT là hành động thiết thực nhất hỗ trợ các doanh nghiệp phân bón trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay. Ảnh: Pvfcco.

Việc kịp thời sửa đổi Luật thuế số 71 chuyển phân bón thành mặt hàng chịu thuế GTGT là hành động thiết thực nhất hỗ trợ các doanh nghiệp phân bón trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay. Ảnh: Pvfcco.

Trong hoàn cảnh nền nông nghiệp và nông dân cả nước đang lâm vào khó khăn do dịch bệnh COVID-19, biến đổi khí hậu, hạn mặn,... phức tạp, khó lường như hiện nay khi có tới 5 tỉnh công bố thiên tai, các doanh nghiệp phân bón trong nước và Hiệp hội Phân bón việt Nam bày tỏ mong sớm được xem xét, sửa đổi những bất cập trong chính sách thuế GTGT với sản xuất phân bón sớm nhất có thể.

Theo số liệu rà soát, tính toán, việc quy định phân bón là mặt hàng không diện chịu thuế GTGT đã khiến hai doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau mỗi năm không được khấu trừ từ 300 - 370 tỷ đồng, nếu tính từ 2015 đến nay đã lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Các doanh nghiệp phân bón trực thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cũng tương tự, số liệu của Kiểm toán Nhà nước gửi Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) năm 2019, thống kê, số thuế GTGT không được khấu trừ tính vào chi phí của doanh nghiệp phân bón trong Tập đoàn Hóa chất Việt Nam từ năm 2015 đến nay đã trên 3.000 tỷ đồng, riêng năm 2018 trên 583 tỷ đồng, năm 2019 cũng lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Xem thêm
Nắng nóng kéo dài cộng mùa vụ liên tục, cây lúa đối mặt nhiều bất lợi

Plastimula 1SL là giải pháp hỗ trợ cây lúa vượt qua ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài trong giai đoạn đầu vụ hè thu.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Aquavina đồng hành cùng người nuôi tôm ĐBSCL

Aquavina đặt nền móng cho sự thành công của người nuôi tôm tại ĐBSCL bằng việc cung cấp các sản phẩm thuốc thú y thủy sản chất lượng cao.

Bình luận mới nhất