| Hotline: 0983.970.780

Bò thịt chất lượng cao Bình Định

Thứ Năm 24/09/2020 , 06:45 (GMT+7)

Bình Định vừa được nhận nhãn hiệu chứng nhận bò thịt chất lượng cao, đây là động lực để tỉnh đẩy mạnh phát triển đàn bò và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Trong công cuộc tái cơ cấu ngành chăn nuôi, Bình Định quyết tâm thực hiện theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Theo đó, ngay từ rất sớm, Bình Định đã thực hiện chương trình lai tạo giống bò, sau đó tiếp tục triển khai đề án chăn nuôi bò thịt chất lượng cao giai đoạn 2015-2020.

Nhờ đó, chất lượng đàn bò không ngừng tăng lên. Hiện chất lượng đàn bò ở Bình Định đang đứng trong nhóm dẫn đầu cả nước với nhiều giống bò chất lượng cao như BBB, Red Angus và Kobe.

Sau 5 năm triển khai đề án chăn nuôi thâm canh bò thịt chất lượng cao, hiện đàn bò chất lượng cao ở Bình Định tăng trưởng mạnh. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Sau 5 năm triển khai đề án chăn nuôi thâm canh bò thịt chất lượng cao, hiện đàn bò chất lượng cao ở Bình Định tăng trưởng mạnh. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Sau thời gian thực hiện chương trình lai tạo giống bò, đến cuối năm 2015 tổng đàn bò ở Bình Định có 266.00 con với tỷ lệ bò lai đạt đến 77,5%; trong đó, số bê lai chất lượng cao với các giống BBB, Red Angus là 400 con.

Sau 5 năm, tổng đàn bò ở Bình Định hiện đã tăng đến 292.000 con, tỷ lệ bò lai đạt đến 87%, trong đó bò lai chất lượng cao chiếm 16% trong tổng đàn bò lai.

Theo ông Trần Văn Hạnh, Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp Bình Định, từ năm 2015 đến năm 2020, Bình Định đã phối giống được 445.000 con bò lai, trong đó bò chất lượng cao gần 237.000 con, số bê lai chất lượng cao tăng đến 44.000 con. Tổng đàn bò Bình Định hiện có 292.000 con, trong đó có đến 120.000 con bò cái nền, đây là nền tảng để tiếp tục đẩy mạnh công tác lai tạo đàn bò trong những năm tới.

Sau 1 năm nuôi, trọng lượng bò BBB có thể đạt trên 500kg/con. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Sau 1 năm nuôi, trọng lượng bò BBB có thể đạt trên 500kg/con. Ảnh: Vũ Đình Thung.

“Đề án chăn nuôi bò thịt chất lượng cao khởi động vào năm 2015, trong năm đầu chỉ có 20.000 con bò được phối các giống chất lượng cao như BBB, Red Angus và Kobe. Do hiệu quả thấy rõ là bê lai chất lượng cao sinh ra được thị trường ăn mạnh, nên năm sau số bò được phối các giống nói trên tăng lên 60.000 con”, ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định cho biết.

Qua hơn 5 năm thực hiện đề án chăn nuôi thâm canh bò thịt chất lượng cao, ngành nông nghiệp Bình Định đã xây dựng được 43 mô hình trên địa bàn 7 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 1 phần chi phí mua con giống và được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng cỏ làm thức ăn cho bò. Kết quả cho thấy bò chất lượng cao thích nghi với phương thức nuôi thâm canh nên sức tăng trọng rất cao.

Theo tính toán của ngành nông nghiệp Bình Định, qua hơn 5 năm thực hiện đề án chăn nuôi thâm canh bò thịt chất lượng cao, người chăn nuôi ở tỉnh này đã có khoản doanh thu hơn 13.100 tỷ đồng, lợi nhuận ước đạt hơn 3.400 tỷ đồng. Hiệu quả kinh tế là vậy nên chăn nuôi bò thịt chất lượng cao đang trở thành xu hướng được nhiều hộ chăn nuôi lựa chọn.

Theo ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, trong thời gian gần đây, người tiêu dùng ở Bình Định và trong cả nước đang hướng đến sử dụng thịt bò thay thịt heo nên thị trường tiêu thụ thịt bò, nhất là thịt bò chất lượng cao tăng mạnh. Riêng năm 2019, tổng sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng ở Bình Định là trên 33.100 tấn, trong đó có đến 70-80% được xuất bán đi TP.HCM, Đà Nẵng và các tỉnh trong khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Thời gian gần đây, thương lái khắp nơi trên cả nước tìm về Bình Định để mua bò thịt và bò giống chất lượng cao.

“Hiện Bình Định đã được sở hữu nhãn hiệu chứng nhận bò thịt chất lượng cao, đây là điều kiện tốt để Bình Định phát triển ngành nghề chăn nuôi bò thịt theo hướng bền vững, nâng cao giá trị trong chăn nuôi. Hiện nay, chúng tôi đang tập trung chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong thời gian tới”, ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định.

Xem thêm
Để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã

Theo ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y, để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, các địa phương cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Kỹ thuật rải vụ thu hoạch quả trên cây nhãn Hưng Yên

Để xử lý rải vụ quả trên cây nhãn, cần nắm vững đặc tính nông sinh học của giống, diễn biến thời tiết trong năm để tác động đạt kết quả tốt

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất