| Hotline: 0983.970.780

Bọ trĩ gây hại và cách phòng trừ

Thứ Sáu 22/04/2022 , 00:28 (GMT+7)

Bọ trĩ gây hại trên nhiều loài cây trồng bằng cách dùng miệng đục thủng vào bộ phận non của cây như lá non, chồi, bông, trái … rồi hút nhựa làm cây suy yếu.

Bọ trĩ là dịch hại phổ biến trên nhiều loài cây trồng như lúa, rau, đậu, điều, cây ăn trái… Đây là loại côn trùng rất nhỏ, tuy nhiên có thể thấy được bằng mắt thường, thân hình thon dài, miệng rất cứng, khoẻ, phá hại bằng cách dùng miệng đục thủng vào bộ phận non của cây như lá non, chồi, bông, trái… rồi hút nhựa làm cây suy yếu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cây trồng.

Bọ trĩ gây hại trên nhiều loại cây trồng bằng cách dùng miệng đục thủng vào bộ phận non của cây. Ảnh: Kim Ngọc.

Bọ trĩ gây hại trên nhiều loại cây trồng bằng cách dùng miệng đục thủng vào bộ phận non của cây. Ảnh: Kim Ngọc.

Trên lá, bọ trĩ chích hút ở mặt dưới lá làm lá phát triển không bình thường, cong queo, hai mép cúp xuống; trên chồi, làm chồi không ra lá; trên bông làm bông héo, khô, rồi rụng hàng loạt. Nếu xảy ra trên trái, sẽ làm da trái gần cuống có màu xám đậm (da cám), trái biến dạng, nếu bọ trĩ xuất hiện với mật số cao và gây hại muộn thì da trái (cả trái non lẫn trái lớn) bị sần sùi, giá trị thương phẩm giảm, không xuất khẩu được. 

Thời tiết khô hanh, nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho bọ trĩ phát triển. Chính vì vậy ở miền Nam, bọ trĩ thường xuất hiện và gây hại vào các tháng nắng nóng (từ tháng 12 – 5).

Điều cần lưu ý là bọ trĩ có vòng đời tương đối ngắn, khoảng 13 – 20 ngày, đẻ trứng nhiều (25 – 30 trứng). Nếu không phát hiện sớm và phòng trừ đúng cách, thiệt hại sẽ càng nặng nề hơn, do đó vào các thời điểm này, chúng ta cần thường xuyên thăm vườn, điều tra. Nếu cây có các triệu chứng như vừa trình bày trên và mật số bọ trĩ cao (trên 3 - 5 con/chồi, lá hay trái) thì tiến hành phòng trừ ngay. Để biết mật số bọ trĩ cao hay thấp, chúng ta có thể dùng tay rung hoa, chồi hay trái để bọ trĩ rơi trên tờ giấy trắng rồi quan sát và đếm bằng mắt thường hay bằng kính lúp.

Các loại thuốc trừ bọ trĩ hiệu quả trên các loại cây trồng của Công ty Cổ phần BVTV Sài Gòn (SPC). 

Các loại thuốc trừ bọ trĩ hiệu quả trên các loại cây trồng của Công ty Cổ phần BVTV Sài Gòn (SPC). 

Phòng, trị:

+ Thường xuyên dùng vòi phun áp lực cao phun nước lên cây để làm giảm mật số bọ trĩ.

+ Vào giai đoạn cây đang ra lá non, chồi, hoa, trái non…, nếu mật số bọ trĩ cao có thể luân phiên sử dụng các loại thuốc của Công ty Cổ phần BVTV Sài Gòn (SPC) như sau: Sago Super 20EC, Fenbis 25EC, Dầu khoáng SK Enspray 99EC (có thể dùng đơn hay phối với nhau)…

+ Cần chú ý để phòng trừ bọ trĩ an toàn, hiệu quả, bà con nên phun nhiều nước, phun kỹ mặt dưới lá nơi bọ trĩ ẩn náu. Để tránh hiện tượng kháng thuốc, nên luân phiên các loại thuốc hoá học có gốc khác nhau, có thể sử dụng thuốc liên tiếp 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 1 tuần lễ. Chỉ dùng thuốc khi mật số bọ trĩ cao trên 3 – 5 con/chồi, lá, trái và cuối cùng nếu cây đang ra bông nên hạn chế phun thuốc, nếu thật cần thiết thì phun vào chiều mát.

Xem thêm
Lưu ý khi bón phân cho cây mía ở vùng đất phụ thuộc vào ‘nước trời’

Miền Trung và khu vực giáp ranh đã bắt đầu vào vụ mía mới 2023 - 2024, giá mía khởi sắc khiến bà con nơi đây thêm phần phấn khởi với loài cây lắm 'truân chuyên' này...

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm