| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu 4 điểm yếu của ngành chăn nuôi

Thứ Năm 13/02/2020 , 09:08 (GMT+7)

Sáng 13/2, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chủ trì Hội nghị triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm và các bệnh trên đàn gia súc năm 2020.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chủ trì Hội nghị phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm và dịch bệnh trên đàn gia súc tại Hà Nội sáng 13/2. Ảnh: Minh Phúc.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chủ trì Hội nghị phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm và dịch bệnh trên đàn gia súc tại Hà Nội sáng 13/2. Ảnh: Minh Phúc.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, từ năm 2002, đặc biệt đỉnh điểm năm 2004, đại dịch cúm gia cầm gây tổn thất rất lớn cho ngành chăn nuôi. Chúng ta phải tiêu hủy 45 triệu con gia cầm, thiệt hại kinh tế vô cùng lớn.

Sau giai đoạn đó, chúng ta có bước tiến vượt bậc cả về thể chế, chơ chế, công nghệ, nhận thức và phương thức tổ chức chăn nuôi. Chúng ta cũng rất tự hào bởi hệ sinh thái xung quanh ngành chăn nuôi đã có bước tiến vượt bậc.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh 4 điểm yếu của ngành chăn nuôi. Ảnh: Minh Phúc.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh 4 điểm yếu của ngành chăn nuôi. Ảnh: Minh Phúc.

“Chưa nước nào ở khu vực có quy mô sản xuất cám công nghiệp tới 25 triệu tấn/năm. Chưa nước nào ở khu vực có các thiết chế chăn nuôi lớn gia súc, gia cầm mà đảm bảo sản xuất mỗi năm 40 triệu con lợn, với hệ thống giống gốc từ cụ kỵ, ông bà thuộc công nghệ mới nhất của thế gới. Cùng với đó chúng ta có quy trình cung cách chăn nuôi ngày một tiến bộ”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định.

Người đứng đầu Bộ NN-PTNT cho biết, bây giờ trang trại chăn nuôi cỡ 10.000 con lợn là bình thường, không phải quá lớn. Có những đơn vị hiện nay sản xuất 50 triệu con gà giống, không phải là gà công nghiệp mà là gà đặc sản Việt Nam.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, nếu nhìn thẳng vào thực tế thì nền chăn nuôi việt nam vẫn còn nguy cơ  rủi ro rất cao. Vấn đề nổi lên hàng đầu là chăn nuôi quy mô hộ nhỏ lẻ vẫn còn chiếm một tỷ lệ tương đối lớn. Đại gia súc vẫn còn hàng triệu hộ nên nguy cơ rất cao.

Hơn 90% tổng số xã có dịch tả lợn châu Phi đã qua 30 ngày không xuất hiện ổ dịch mới. Ảnh: Minh Phúc.

Hơn 90% tổng số xã có dịch tả lợn châu Phi đã qua 30 ngày không xuất hiện ổ dịch mới. Ảnh: Minh Phúc.

Điểm thứ hai là Việt Nam trải dài ở 15 vĩ độ, cả á nhiệt đới, ôn đới và nhiệt đới, tương ứng với nhiều dạng địa hình và tiểu vùng khí hậu.

Đây là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ dịch bệnh rất cao, trừ một số tiểu vùng khí hậu rất đặc biệt như Ninh Thuận, Bình Thuận, Bắc Khánh Hòa.

Điểm bất cập thứ ba của ngành chăn nuôi mà Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhắc tới, đó là mật độ đàn chăn nuôi quá lớn. Chưa bao giờ cả nước nuôi tới 467 triệu con gà đủ các loại. Chưa bao giờ đại gia súc, nhất là đàn bò sữa tăng nhanh như bây giờ.

“Chúng ta cơ bản bước ra đại dịch tả lợn Châu Phi. Hơn 90% xã của cả nước đã qua 30 ngày chưa phát sinh ổ dịch mới. Tuy nhiên, với quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ thì việc đảm bảo an toàn sinh học không triệt để, không ai dám khẳng định dịch tả lợn Châu Phi không quay trở lại”, Bộ trưởng nói.

Điểm đặc biệt của thời tiết năm nay đó là nhuận hai tháng 4, nền nhiệt lạnh vì có rét “nàng Bân”, tiết mưa mù. Đây là điều kiện tối đa cho các loại virus như lở mồm long móng, dịch tả.

Do đó, các địa phương cần phải triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch theo văn bản chỉ đạo của Bộ NN-PTNT và Thủ tướng chính phủ về công tác phòng chống dịch.

“Chúng ta rất muốn tái đàn để phục hồi quy mô chăn nuôi lợn. Nhưng phải đảm bảo tăng trưởng chắc chắn, ổn định bền vững, không được bất chấp rủi ro để tăng đàn”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Xem thêm
Tổng Bí thư tiếp Đại sứ Úc Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt

Chiều 23/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.

Muốn khôi phục sản xuất cần giãn nợ, mở rộng chính sách bảo hiểm nông nghiệp

Khoanh nợ, giãn nợ, bổ sung gói vay mới, mở rộng chính sách bảo hiểm trong nông nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất bền vững.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.