Nếu như trong thời điểm giá cao su chạm đáy, nhiều hộ phải bỏ vườn, hoặc chuyển sang cây trồng khác thì anh Lê Thanh Hải, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh lại chọn cho mình cách làm khác, đó là tiếp tục gắn bó với vườn cao su.
Anh Lê Thanh Hải không những không cắt giảm lượng phân bón mà còn duy trì luôn hệ thống tưới tự động. Hệ thống vốn dĩ đã được anh lắp đặt ngay từ thời lập vườn kiến thiết, ở thời điểm cây cao su còn là vàng trắng của ngành nông nghiệp.
Lí do của anh rất đơn giản, là anh tin vào sự hồi phục của thị trường cao su và hơn hết là anh nắm rõ sinh lí của cây. Bởi nếu ngưng hẳn hoặc bỏ cạo, không chăm sóc, sẽ khiến cây suy kiệt, rút ngắn thời gian khai thác, cũng như khiến chất lượng và sản lượng mủ ngày càng thấp, gây thiệt hại kinh tế về lâu dài cho người trồng. Và cứ như vậy, sự cố gắng của anh đã được đền đáp khi giờ đây giá cao su dần phục hồi, tăng trở lại.
Theo các nhà khoa học, đối với cây cao su, hiện nay, vẫn tồn tại thực tế, những vườn cao su tiểu điền luôn rơi vào vòng xoáy chặt - trồng - chặt, hoặc khai thác một cách cạn kiệt không mang tính bền vững. Vì vậy, để cao su phát triển bền vững người trồng cao su cần nhìn nhận và xem xét lại các định mức về quản lý, chăm sóc vườn cây đúng quy trình kỹ thuật để đảm bảo năng suất, có thu nhập mà vẫn giữ vững vườn cây cao su.
Với qui trình chăm sóc, người trồng cần nắm vững cách cạo mủ cao su đúng kỹ thuật. Đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong các khâu chăm sóc, phân bón, khai thác để nâng cao năng suất, giảm chi phí đầu tư góp phần tăng giá trị sản xuất. Tùy điều kiện cụ thể của từng vùng mà việc cung cấp phân bón cần phải căn cứ vào chất đất và thời kỳ sinh trưởng của cây.
Riêng những vườn cao su áp dụng lắp đặt hệ thống tưới tự động, TS Nguyễn Đăng Nghĩa đánh giá đây là cách làm thông minh, có thể giúp nhà vườn chủ động thời gian bón phân cho cây, từ đó cũng chủ động được thời điểm khai thác mủ. Năng suất mủ tăng, chất lượng tốt trong khi giá lắp đặt tương đối rẻ, chỉ 10 triệu/ha cho thời gian sử dụng trên 10 năm.
TS Nghĩa cũng khuyến cáo, năng suất mủ cao su phụ thuộc chặt chẽ vào năng lực sinh trưởng của cây thời kỳ kiến thiết cơ bản. Thời kỳ này dao động từ 6-8 năm đầu. Chính vì vậy, ngoài việc xác định mật độ thích hợp và kỹ thuật trồng thì việc bón phân cho cao su ở thời kỳ này cần được quan tâm đúng mức.
Và khi chuyển sang thời kỳ khai thác, việc bón phân cho cao su cần dựa vào lượng dinh dưỡng bị mất đi qua sản lượng mủ đã thu, lượng dinh dưỡng mất đi do bị rửa trôi và bị cố định trong đất. Đồng thời cũng cần tính đến lượng sinh khối do lá cao su rụng xuống đất.
Ngoài ra, trên những vùng đất xám bạc màu hay đất có độ dốc cao, đất thường bị xói mòn, để đảm bảo an toàn cho quá trình sinh trưởng của cao su, người trồng cũng cần sử dụng các loại phân bón chuyên dùng cho cao su có bổ sung trung vi lượng.
Cụ thể, dựa trên các kết quả nghiên cứu trong nước và nhu cầu cao ở thời kỳ kiến thiết cơ bản, loại phân NPK Đầu trâu 20-20-15+TE được coi là có tính thích ứng rộng cho cao su trên nhiều vùng, và được khuyến cáo sử dụng theo các năm tuổi dưới đây:
Năm thứ 1: bón từ 150-200 kg/ha
Năm thức 2: bón từ 200-250 kg/ha
Năm thức 3: bón từ 250-300 kg/ha
Năm thứ 4: bón từ 350-400 kg/ha
Năm thứ 5: bón từ 450-500 kg/ha
Năm thứ 6: bón từ 550-600 kg/ha
Khi chuyển sang thời kỳ kinh doanh khai thác, bà con bón phân chuyên dùng Đầu trâu cao su kinh doanh có hàm lượng đạm lân kali tương ứng 16-6-18+7S+TE. Lượng bón và thời kỳ bón cụ thể cho từng vùng đất khác nhau như sau:
Với đất đỏ bazal, đất đen chia làm 3 đợt:
+ Đầu mùa mưa: bón 200-250kg/ha
+ Giữa mùa mưa:bón 100-150kg/ha
+ Cuối mùa mưa: bón 150-200kg/ha
Với loại đất xám bạc màu và đất khác:
+ Đầu mùa mưa: bón 250-300kg/ha
+ Giữa mùa mưa: 100-150kg/ha
+ Cuối mùa mưa: 150-250kg/ha
Quá trình chăm sóc, bà con cần kết hợp bón thêm phân bữu cơ. Với phân chuồng hoai mục, bón 15 - 20 tấn/ha hoặc phân hữu cơ vi sinh Đầu Trâu, lượng bón từ 500 - 700 kg/ha/lần để nâng cao độ phì của đất, giúp bộ rễ phát triển tốt, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây trồng.