Theo ngành nông nghiệp, EU là thị trường tiềm năng với dân số hơn 500 triệu dân nhưng rất khắt khe đối với hàng hóa. Năm 2020 là năm khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thế giới nhưng ngành hàng lúa gạo Việt Nam đã vươn lên với tất cả các vụ đều được mùa, được giá. Đến hết tháng 8, Việt Nam đã xuất 4,6 triệu tấn gạo, với giá trị 2,25 tỉ USD và tăng 13% so cùng kỳ năm 2019.
Hiện nay, lúa an toàn, gạo đạt tiêu chí xuất khẩu là mục tiêu canh tác mà ngành nông nghiệp khuyến cáo, nông dân nỗ lực từng bước thực hiện để nâng cao giá trị thương phẩm gạo Việt. Tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và nhiều tỉnh thành trong cả nước, làm lúa an toàn nâng cao chất lượng gạo để có giá bán cao, lợi nhuận tăng đã và đang trở thành nếp nghĩ và cách làm của hầu hết bà con.
Ghé thăm Bạc Liêu những ngày giữa tháng 9/2020, những cánh đồng lúa vàng bông trĩu hạt chờ ngày gặt. Bà con phấn khởi vì được mùa, được luôn giá bán. Ở vụ hè thu muộn, nhiều hộ gia đình ở huyện Phước Long như gia đình ông Phan Thanh Phong đạt năng suất 8 tấn/ha. Giá bán 6.000-7.000 đồng/kg. Đây là kết quả quá trình áp dụng qui trình canh tác lúa thông minh, bón phân cân đối, không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật của bà con.
Tại những vùng lúa tôm và khu vực liền kề sản xuất 2 vụ lúa của Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng… nhiều năm nay, bà con đã thành thục qui trình canh tác lúa an toàn, hiệu quả. Theo đó, bà con nghiêm túc áp dụng các biện pháp, kỹ thuật rửa mặn, phèn đầu vụ, bảo đảm độ mặn giảm dưới 2‰ mới tiến hành sạ hoặc cấy, với lượng giống 80kg/ha.
Về qui trình bón phân, bà con đã ý thức được vai trò quan trọng của bón lót đối với việc cải tạo đất và làm giảm tác động gây độc của mặn phèn. Nên trước khi gieo sạ, bà con dùng phân chuyên dùng Đầu Trâu Mặn Phèn bón lót, với lượng bón 100 – 160 kg/ha. Giai đoạn bón thúc, bà con chỉ sử dụng 1 loại phân bón chuyên dùng Đầu Trâu lúa tôm với tỉ lệ NPK cân đối 21-10-10 và trung, vi lượng cho cả vụ.
Theo ngành nông nghiệp, năm 2019 - 2020 tình trạng khô hạn nghiêm trọng hơn năm 2015 - 2016 nhưng sản xuất lúa vẫn không bị mất mùa. Đó là vì, chủ trương đẩy thời vụ các tỉnh ven biển sớm hơn 20 ngày - 1 tháng và những công trình thủy lợi cũng đưa vào phục vụ kịp thời.
Hiện nay, chi phí trồng lúa ở khu vực ĐBSCL đã giảm nhưng nhìn chung vẫn cao do còn hiện tượng sạ giống nhiều, bón nhiều phân. Vì vậy, các qui trình sản xuất tiến bộ, với kỹ thuật canh tác đồng bộ về giảm giống, giảm phân bón, giảm thuốc bảo vệ thực vật… là giải pháp mang lại hiệu quả đã được chứng thực, bà con nên áp dụng.
Những vùng chuyên canh lúa, làm lúa 3 vụ, bà con có thể áp dụng qui trình bón phân cân đối, tiết kiệm như sau:
- Giai đoạn trước khi gieo sạ, bà con nên bón lót phân chuyên dùng Đầu Trâu Mặn Phèn (Phân bón Đầu Trâu của Công ty CP Phân bón Bình Điền), với lượng bón 100 – 160 kg/ha.
- Giai đoạn 7-10 ngày sau sạ, bón thúc 1 phân Đầu Trâu TEA1, lượng bón 100-150kg/ha.
- Giai đoạn 18-22 ngày sau sạ, bón thúc 2 phân Đầu Trâu TEA1, lượng bón 120-150 kg/ha.
- Giai đoạn 38-42 ngày sau sạ, bón thúc 3 phân Đầu Trâu TEA2, lượng bón 80-100 kg/ha.