| Hotline: 0983.970.780

Trồng xen cây có múi trong vườn dừa, giải pháp dinh dưỡng hiệu quả

Thứ Sáu 02/10/2020 , 07:30 (GMT+7)

Hiện nay, nhiều nhà vườn ở ĐBSCL chọn cây có múi trồng xen trong vườn dừa để tăng thêm thu nhập và đã đạt được kết quả tốt.

Dừa là cây trồng lý tưởng trong canh tác xen canh nhờ có bộ rễ chùm mọc cạn và thân độc trụ cho phép ánh sáng chiếu đến mặt đất khi cây trưởng thành. Để xen canh với cây đa niên, dừa phải được trồng với khoảng cách từ 7,5-9 m và giống trồng thuộc “Nhóm dừa cao” như dừa ta, dừa dâu ..

Hiện nhiều nhà vườn ở ĐBSCL chọn cây có múi trồng xen trong vườn dừa để tăng thêm thu nhập và đã đạt được kết quả tốt. Trong các loại cây có múi thì bưởi nhờ có bộ rễ khỏe, chịu mặn và bóng râm tốt và có giá trị kinh tế cao thích hợp hơn cả để trồng xen dưới tán dừa. Có 2 giống được ưa chuộng và trồng nhiều là bưởi Da Xanh và Năm Roi nhờ chất lượng ngon, không hột và có giá trị xuất khẩu quả tươi.

Bưởi Da Xanh và Năm Roi nhờ chất lượng ngon, không hột và có giá trị xuất khẩu. Ảnh: Phan Nam.

Bưởi Da Xanh và Năm Roi nhờ chất lượng ngon, không hột và có giá trị xuất khẩu. Ảnh: Phan Nam.

Bảng 1: Để cây bưởi phát triển được tốt: hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng của dừa, đảm bảo năng suất cần được bón phân như sau:

1. Khi cây còn nhỏ (1-4 năm tuổi): Dưỡng chất N, P, và K cần cung cấp cho bưởi như trong bảng 1. Nên sử dụng phân Đầu Trâu AT1 hay NPK Đầu Trâu 18-16-6-8S+TE để bón với liều lượng từ 0,5 – 2,5 kg/cây/năm tùy theo tuổi cây và độ phì nhiêu của đất. Nếu cây chậm ra đọt có thể bổ sung 0,1-0,2 kg/cây/năm phân Đạm Hạt Vàng Đầu Trâu. Năm đầu tiên có thể pha phân vào nước để tưới mỗi tháng cùng với phân tôm cá ủ. Những năm sau đó bón gốc từ 4-6 lần/năm. Nên phun thêm phân bón lá để bổ sung dưỡng chất trung, vi lượng.

Bảng 1 - Liều lượng dưỡng chất N, P2O5 và K2O và bón phân cho bưởi còn tơ. Ảnh: Nguyễn Bảo Vệ.

Bảng 1 - Liều lượng dưỡng chất N, P2O5 và K2O và bón phân cho bưởi còn tơ. Ảnh: Nguyễn Bảo Vệ.

 2. Khi cây đã cho trái: Phân được bón theo 3 giai đoạn như sau (cho cây có năng suất 40 kg quả/cây/năm):

- Giai đoạn sau khi thu hoạch.  Bón phân sau khi tỉa cành, nhánh để cây mau phục sức, ra cành lá mới chuẩn bị cho vụ tiếp theo. Sử dụng phân Đầu Trâu AT1 để bón với liều lượng 1-1,5 kg/cây. Nếu cây sinh trưởng kém có thể bổ sung thêm 0,2  kg phân Đạm Hạt Vàng Đầu Trâu 46A+.  Ở đất có phèn hay nhiễm mặn cần bón thêm 0,5 kg phân Đầu Trâu mặn phèn.

- Giai đoạn trước khi cây ra hoa.  Khoảng 1-2 tháng trước khi cây ra hoa tiến hành bón phân để giúp những lá đang phát triển mau trưởng thành, không cho chồi mới mọc ra thêm gây cạnh tranh dinh dưỡng và cũng để kích thích sự phân hóa mầm hoa. Phân bón cho cây giai đoạn này có tỷ lệ P cao. Sử dụng phân Đầu Trâu AT2 để bón với liều lượng từ 1-1,5 kg/cây.

- Giai đoạn cây đậu quả và quả phát triển.  Phân NPK bón cho cây ở giai đoạn này có tỷ lệ K cao để tăng cường sự chuyển vận sản phẩm quang hợp từ lá vào quả. Sử dụng phân Đầu Trâu AT3 hay Đầu Trâu Nuôi Trái để bón với liều lượng 1,5-2,5 kg/cây, chia ra 3 lần bón: bón ở giai đoạn đậu quả để hạn chế rụng quả non (có thể bổ sung khoảng 0,2 kg phân Đạm Hạt Vàng Đầu Trâu 46A+), bón lúc quả phát triển và trước khi thu hoạch.

Hàng năm vào đầu mùa nắng cần bón 20-30 kg/gốc phân chuồng hoặc 3-5 kg/cây phân hữu cơ Fertisoa và đầu mùa mưa bón 0,5 – 1 kg /gốc đá vôi nung. Bón phân cho bưởi ở thời kỳ cho quả được tóm tắt trong Bảng 2. Phân được bón bằng cách xới đất thành băng xung quanh gốc theo hình chiếu của tán, rộng khoảng 50 cm và sâu khoảng 5-10 cm. Nếu liếp vườn trồng hai hàng thì xới một băng dài giữa liếp và băng giữa 2 cây trên hàng là được.

Bảng 2 - Thời điểm bón và liều lượng phân (kg/cây/năm) bón cho bưởi có năng suất 40 kg/cây/năm (lượng phân Đầu Trâu tăng thêm 10% khi năng suất tăng thêm 10 kg/cây/năm). Ảnh: Nguyễn Bảo Vệ.

Bảng 2 - Thời điểm bón và liều lượng phân (kg/cây/năm) bón cho bưởi có năng suất 40 kg/cây/năm (lượng phân Đầu Trâu tăng thêm 10% khi năng suất tăng thêm 10 kg/cây/năm). Ảnh: Nguyễn Bảo Vệ.

Trong trường hợp không điều khiển cho bưởi ra trái tập trung mà cho ra trái tự nhiên quanh năm như dừa thì có thể sử dụng phân Đầu Trâu NPK 16-16-16+TE. Bón từ 4-6 lần/năm với liều lượng 1-1,5 kg/cây/lần bón.

Xem thêm
Sâu cuốn lá và cách phòng trị

Sâu cuốn lá là dịch hại phổ biến trên lúa, nhất là ở vùng trồng lúa thâm canh, dùng nhiều phân đạm làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất và chất lượng nông sản...

Quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang chồng chéo, xung đột

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang xung đột giữa các quy định hiện hành và mang nặng tính hình thức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?