| Hotline: 0983.970.780

Bón phân hợp lý cho lúa

Thứ Ba 12/08/2014 , 08:55 (GMT+7)

Do phân bón hiệu Mặt Trời tan chậm, cây lúa đủ thời gian hút dinh dưỡng nên nuôi cây lúa xanh được lâu hơn so với lúa sử dụng các loại phân khác.

Được sự hỗ trợ của Cty CP Vật tư kỹ thuật nông nghiệp tỉnh Bình Định, Phòng Kinh tế TX An Nhơn, HTX Kinh doanh - dịch vụ nông nghiệp 1 Nhơn Thành xây dựng mô hình trình diễn sản phẩm phân bón Mặt Trời (chuyên dùng MT01+TE và MT02+TE) và phân trung lượng bón lót áp dụng vào canh tác lúa vụ thu 2014 tại thôn Châu Thành, xã Nhơn Thành trên diện tích 6 ha với 5 hộ tham gia. Qua áp dụng quy trình bón phân nói trên, năng suất lúa tăng rõ rệt.

Ông Trần Văn Phúc, Giám đốc HTX KD-DVNN1 Nhơn Thành cho biết: “Ruộng bón lót phân trung lượng và phân chuyên dùng Mặt Trời MT01+TE và MT02+TE làm lúa đẻ nhánh sớm, số chồi bông/m2 và số hạt chắc/bông cao hơn ruộng bón các loại phân khác.

Ngoài ra, nếu như tỷ lệ hạt lép của ruộng ngoài mô hình là 27,6% thì ruộng trong mô hình chỉ có 25,5%. Cây lúa tăng trưởng chiều cao ở giai đoạn 47 ngày rất rõ nét, lá có màu xanh bền, đẹp, hạn chế được bệnh vàng lá và khô đầu lá sinh lý. Năng suất thực thu ruộng trong mô hình ruộng trong mô hình ước đạt gần 62 tạ/ha”.

Ông Phúc giải thích thêm: “Do phân bón hiệu Mặt Trời tan chậm, cây lúa đủ thời gian hút dinh dưỡng nên nuôi cây lúa xanh được lâu hơn so với lúa sử dụng các loại phân khác”.

Là người trực tiếp tham gia mô hình, nông dân Phan Văn Lân ở khu vực Châu Thành nắm bắt rõ hơn hiệu quả từ quy trình bón phân vừa áp dụng. Ông Lân nói: “Sử dụng phân bón trung lượng, phân chuyên dùng Mặt Trời MT01+TE và MT02+TE để bón lót và bón thúc 3 đợt chính, cây lúa được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối lượng NPK, sinh trưởng khỏe, đẻ nhánh sớm, bộ lá có màu xanh bền, quang hợp mạnh, hạt lúa no mẩy.

Vụ thu năm nay thời tiết diễn biến rất phức tạp, nắng nóng kéo dài nên các loại sâu bệnh có điều kiện phát sinh, nhất là bệnh vàng lá, khô đầu lá, rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, khô vằn… Tuy nhiên, sau khi tui áp dụng quy trình bón phân Mặt Trời, từ giai đoạn làm đòng đến trỗ, cây lúa ít bị sâu bệnh tấn công hơn những đám ruộng ngoài mô hình”.

Theo tính toán của những nông dân tham gia mô hình sử dụng phân Mặt Trời bón cho cây lúa, tuy chi phí vật tư có tăng so với ruộng bón các loại phân khác là 1,4 triệu đồng/ha, nhưng năng suất tăng cao hơn 7,4 tạ/ha, lợi nhuận tăng hơn gần 3 triệu đồng/ha.

“Sau thành công của mô hình này, nông dân địa phương đang rất thích phân bón Mặt Trời, vụ ĐX năm tới bà con đăng ký mua rất nhiều. Chúng tôi mong Cty CP VTKTNN Bình Định tiếp tục hỗ trợ để chúng tôi xây dựng thêm nhiều mô hình khác để sau đó nhân ra diện rộng”, ông Trần Văn Phúc nói.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

1/3 huyện tại Quảng Nam bùng phát dịch tả lợn Châu Phi

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Nam có 6 huyện xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi, gồm Hiệp Đức, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước, Đông Giang.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất