| Hotline: 0983.970.780

Canh tác cà phê thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu

Bón phân thông minh như thế nào để cà phê đạt hiệu quả kinh tế cao?

Thứ Ba 18/07/2023 , 08:32 (GMT+7)

Cây cà phê đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân ở Tây Nguyên, vậy bón phân thông minh như thế nào để cà phê đạt hiệu quả kinh tế cao?

Để xác định lượng phân bón cho một ha cà phê trong một năm, người ta dựa vào lượng chất dinh dưỡng mà cây đã lấy đi theo sản phẩm, lượng dinh dưỡng cần cho sự phát triển thân cành lá trong một năm và độ phì đất trồng. Trong các quy trình kỹ thuật chăm sóc cây cà phê đang được sử dụng hiện nay, lượng phân bón khoáng đạm, lân kali được đề xuất cho vườn cà phê từ 3 - 4 tấn nhân/ha, trồng trên đất có hàm lượng N, P205 và K20 trung bình. Khi năng suất cà phê cao hơn thì được khuyến cáo bón tăng cường để tránh hiện tượng ra quả cách năm.

Ngoài dựa vào năng suất vườn cây, bón phân thông minh còn phải dựa vào độ phì nhiêu của đất vườn vì không phải tất cả các vườn trồng cà phê đều có độ phì như nhau. Để biết được hàm lượng một số chất dinh dưỡng chính trong đất trồng cà phê, cần lấy mẫu lớp đất mặt từ 0 - 30cm đem đến các cơ quan có chức năng để phân tích.

Từ kết quả phân tích đất ta có thể điều chỉnh tỷ lệ và liều lượng phân N, P205 và K20 bón cho vườn cây một cách hợp lý hơn. Nếu đất nghèo chất dinh dưỡng nào thì bón tăng cường chất dinh dưỡng đó lên so với mức trung bình được đề xuất trong quy trình phân bón cho cà phê và ngược lại. Ví dụ đất nghèo lân dễ tiêu thì bón tăng cường phân lân, tương tự như vậy đối với yếu tố đạm và kali.

Ngày nay nông dân thường hay sử dụng phân NPK hỗn hợp hơn phân đơn vì tiện lợi. Phân NPK hỗn hợp Đầu Trâu có nhiều công thức chuyên dùng cho cà phê với hàm lượng N, P205, K20 khác nhau, dễ dàng cho người nông dân chọn lựa loại phân phù hợp với tính chất đất vườn cà phê của mình.

Phân NPK hỗn hợp Đầu Trâu có nhiều công thức chuyên dùng cho cà phê.

Phân NPK hỗn hợp Đầu Trâu có nhiều công thức chuyên dùng cho cà phê.

- Ví dụ một vườn cà phê có hàm lượng kali dễ tiêu trong đất giàu, đạt 50mg K20/100g đất, cao hơn mức trung bình rất nhiều (15 - 25mg K20/100g đất), còn lân dễ tiêu chỉ ở mức trung bình hoặc thấp từ 3 - 5mg P205/100g đất thì các loại phân NPK dùng để bón cho vườn cà phê trong mùa mưa nên là:

 + Đầu mùa mưa: bón Đầu Trâu 16-16-8 TE hoặc Đầu Trâu tăng trưởng 19-12-6 TE.

 + Giữa và cuối mùa mưa: bón Đầu Trâu Mùa mưa 16-8-16 TE.

- Nếu đất vườn cà phê có hàm lượng kali dễ tiêu thấp hơn mức trung bình, chỉ đạt khoảng 10mg/100g đất, thì các loại NPK sử dụng để bón cho cà phê trong mùa mưa nên là:

+ Đầu mùa mưa: bón Đầu Trâu 16-16-8 TE hoặc 16-16-13 TE

+ Giữa và cuối mùa mưa: bón Đầu Trâu chắc hạt 16-6-19 TE. Đầu Trâu chắc hạt có hàm lượng kali cao phù hợp cho những vườn đạt năng suất cao và những vườn có hàm lượng kali dễ tiêu trong đất thấp.

Chọn đúng loại phân và xác định đúng liều lượng bón sẽ tránh được lảng phí phân bón, tránh gây mất cân bằng dinh dưỡng trong đất, do vậy nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, ổn định độ phì đất lâu dài. Sự mất cân bằng các yếu tố dinh dưỡng trong đất đều có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng của cây trồng. Đối với cây cà phê thì sự đối kháng giữa yếu tố kali di động trong đất với Ma nhê trao đổi thể hiện khá rõ. Khi bón thừa kali trong một thời gian dài, các ion K+ dư thừa trong dung dịch đất sẽ chiếm chỗ các ion Mg2+ và Ca2+ ở bề mặt keo đất, đẩy các ion kiềm thổ này ra dung dịch đất và chúng nhanh chóng bị rửa trôi dưới ảnh hưởng của các cơn mưa lớn.

Hậu quả là cây có thể bị thiếu ma nhê và can xi. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước trên cây cà phê cũng cho thấy bón dư thừa lân nhiều năm gây nên sự tích lũy lân trong đất và gây nên sự thiếu chất vi lượng kẽm trên cây cà phê.

Ngoài việc bón phân vô cơ cân đối về các yếu tố đa lượng là N, P, K thì cũng cần cân đối về các yếu tố trung vi lượng khác như can xi, ma nhê, lưu huỳnh, kẽm, bore… Trong các loại phân NPK của Công ty Phân bón Bình Điền luôn được chú ý phối trộn đủ các chất vi lượng cần thiết cho cây cà phê.

Trong điều kiện thời tiết thất thường do biến đổi khí hậu hiện nay, việc bón phân vô cơ nên bón kịp thời theo nhu cầu cây ở từng giai đoạn khác nhau, không nên bón đón mưa hay chờ mưa. Sau khi bón phân, trời không mưa hoặc lượng mưa không đủ thì tưới bổ sung để cây hút phân thuận lợi.

Cũng cần chú ý đến việc bồi dưỡng hữu cơ cho vườn cây để nâng cao hệ số sử dụng phân bón và duy trì, ổn định độ phì đất lâu dài. Bổ sung chất hữu cơ cho vườn cây từ nhiều nguồn, ưu tiên sử dụng nguồn hữu cơ tại chỗ theo hướng tuần hoàn. Cỏ rác, dư thừa thực vật trong vườn được vùi lấp trở lại cho vườn cây, vỏ quả cà phê được ủ hoai mục bón trở lại cho vườn cây.

Xem thêm
Phân bón Lâm Thao - giải pháp nông nghiệp xanh cho cây chè

Chuẩn bị cho diễn đàn chuyên đề về chè sắp diễn ra ở tỉnh Phú Thọ tôi lên Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao để tìm hiểu thực tế.

Bệnh virus hại tiêu và cách phòng trị

Bệnh virus hại tiêu (bệnh tiêu điên) là loại bệnh khá phổ biến đối với cây tiêu làm giảm năng suất, chất lượng thậm chí khiến tiêu bị chết hàng loạt rất nguy hiểm...

Áp dụng khẩu phần đạm thô thấp mang hiệu quả kép cho chăn nuôi lợn

Giảm tỷ lệ protein thô trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi lợn đem lại tác động đa lợi ích, vùa hướng tới giảm phát thải khí nhà kính vựa hạ giá thành chăn nuôi.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?