| Hotline: 0983.970.780

Bưởi đỏ, 'bưởi xanh' xứ Mường

Thứ Tư 15/04/2015 , 13:41 (GMT+7)

Nhờ trồng 2 giống bưởi quý mà mỗi năm, hàng trăm hộ gia đình ở xã Thanh Hối có thêm nguồn thu nhập ổn định.

13-34-12_buoi-d-xnh-ti-hoi-cho-trien-lm-nong-nghiep-h-noi
Bưởi da xanh tại hội chợ triển lãm ngành Nông nghiệp - PTNT

Sau khi một số hộ gia đình ở xã Thanh Hối trồng thử thành công giống bưởi đỏ và bưởi da xanh, nhiều bà con dân tộc Mường ở các xã khác của huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình như Tứ Nê, Đông Lai... cũng mạnh dạn cải tạo vườn tạp, mở rộng diện tích trồng bưởi.

Nhờ trồng 2 giống bưởi quý mà mỗi năm, hàng trăm hộ gia đình ở xã Thanh Hối có thêm nguồn thu nhập ổn định.

Theo đánh giá của Phòng NN-PTNT huyện Tân Lạc, đây là 2 giống bưởi thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết ở Tân Lạc, một huyện miền núi có độ cao từ 150 - 400 m so với mực nước biển.

 Bưởi đỏ và bưởi da xanh có khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu sâu bệnh tốt, cho năng suất, chất lượng cao, đặc biệt quả chín vào thời gian Tết Nguyên đán nên dễ tiêu thụ, bán được giá cao.

Cụ thể, trung bình mỗi cây bưởi đỏ khi bước vào thời kỳ kinh doanh có thể cho thu hoạch 100 - 150 quả thương phẩm, với giá thị trường hiện nay, giá trị sản phẩm đạt trên 300 triệu đ/ha/năm. Còn với cây bưởi da xanh, trung bình mỗi cây cho thu hoạch 50 - 80 quả, cho thu trên 400 triệu đ/ha/ năm.

Với giá trị kinh tế cao vượt trội, bưởi đỏ và bưởi da xanh đang được mệnh danh là “cây bạc triệu” giúp nhiều hộ nông dân huyện Tân Lạc tự tin đưa vào cơ cấu cây trồng trong vườn nhà để xóa đói, giảm nghèo và tiến tới làm giàu.

Theo thống kê sơ bộ của Phòng NN-PTNT huyện Tân Lạc, toàn huyện hiện có 216 ha bưởi đỏ và bưởi da xanh, trong đó diện tích kinh doanh là 1/3, hàng năm cho sản lượng hàng trăm tấn quả, đem lại nguồn thu nhập hàng tỷ đồng cho bà con nông dân và ngân sách địa phương.

Thực hiện Nghị quyết “Phát triển SX bưởi đỏ, bưởi da xanh giai đoạn 2013-2020 nhằm xây dựng vùng SX bưởi có năng suất, chất lượng cao, ổn định để nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững” của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tân Lạc khóa 12, trong 2 năm 2013, 2014 Sở NN-PTNT, Sở KH-CN Hòa Bình phối hợp với Trung tâm Giống cây trồng Hòa Bình tiến hành bình tuyển, công nhận được 3 cây bưởi đỏ và 3 cây bưởi da xanh làm cây đầu dòng phục vụ việc nhân giống, có chế độ bảo quản, lưu giữ theo quy định.

1. Giống bưởi đỏ do ông Trần Văn Hùng ở xóm Tân Hương 1, xã Thanh Hối trồng lần đầu năm 2004 từ nguồn giống gốc của xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội.

Quả hình tròn, vỏ màu vàng khi chín chuyển màu hồng. Khối lượng quả bình quân đạt từ 800 -1.000 gr, cùi màu hồng đỏ, tỷ lệ phần ăn được chiếm 55 - 60%, dễ tách múi. Thịt quả màu đỏ hồng, nhiều nước ăn ngọt và giòn, không the đắng.

Năng suất bình quân vào năm kinh doanh thứ 7 đạt 250 -300 quả/cây. Thời gian thu hoạch từ tháng 8 - 12 dương lịch. Giá bán dao động từ 18.000 - 20.000 đ/quả, cho thu nhập trên 800 triệu đ/ha/năm.

2. Bưởi da xanh được đưa về trồng lần đầu tiên tại huyện Tân Lạc năm 2006 từ nguồn giống lấy từ tỉnh Bình Dương. Quả hình tròn, vỏ nhẵn, màu xanh bóng, khối lượng quả bình quân đạt 1.500 - 2.000 gr.

Khi chín cùi có màu hồng nhạt, tỷ lệ phần ăn được chiếm 70 -75%, dễ tách múi. Thịt quả màu phớt hồng, nhiều nước, ăn ngọt, không the đắng.

Thu hoạch từ đầu tháng 11 - 12 dương lịch. Quả có thể bảo quản trong điều kiện bình thường được 2 - 3 tháng. Năng suất bình quân vào tuổi kinh doanh năm thứ 7 đạt 25 - 30 tấn/ha. Giá bán bình quân 35.000 - 40.000 đ/quả, cho thu nhập trên 700 triệu đ/ha/năm.

Một số khuyến cáo về kỹ thuật trồng và chăm sóc

Để trồng đạt hiệu quả cao 2 giống bưởi đỏ và da xanh, bà con cần chú ý thêm một số điểm quan trọng sau đây:

- Chọn đất tơi xốp, giàu mùn, dễ thoát nước, tốt nhất nên chọn các loại đất đỏ bazan, đất phù sa cổ, đất feralit có độ dày trên 1 m, cách mực nước ngầm trên 70 cm.

- Thời vụ trồng tốt nhất là tháng 2 - 3 (vụ xuân) và tháng 9 - 10 (vụ thu).

- Đào hố 80 x 80 x 80 cm hoặc 100 x 100 x 80 cm, bón lót 30 - 50 kg phân chuồng hoai mục + 1,5 kg supe lân, lấp hố trước khi trồng 15 -20 ngày.

- Cây giống: Trồng bằng cành chiết hoặc cây ghép được lấy từ những cây đầu dòng, đúng giống, sạch bệnh, khỏe mạnh.

- Mật độ trồng thích hợp từ 400 - 500 cây/ha (4 x 5 m).

- Chăm sóc theo quy trình kỹ thuật trồng bưởi đã ban hành. Chú ý cắt tỉa, tạo hình thường xuyên để khống chế chiều cao, tạo tán đẹp sẽ dễ chăm sóc và cây bưởi sẽ cho sai quả.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Mùa vàng trên cánh đồng sạ cụm

QUẢNG BÌNH Mô hình gieo sạ lúa bằng máy tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hàm Hòa trong vụ đông xuân 2023 - 2024 với diện tích trên 10ha cho hiệu quả lớn…

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm