| Hotline: 0983.970.780

Phân bón sinh học thế hệ mới Agrilong giúp cây lúa khỏe, năng suất cao

Chủ Nhật 28/04/2024 , 17:21 (GMT+7)

PHÚ YÊN Phân bón sinh học thế hệ mới Agrilong giúp cây lúa phát triển cân đối, cứng cây, bộ lá khỏe, nâng cao năng suất, cải tạo đồng ruộng.

Phân bón sinh học thế hệ mới Agrilong giúp lúa cứng cây, cho năng suất cao. Ảnh: KS.

Phân bón sinh học thế hệ mới Agrilong giúp lúa cứng cây, cho năng suất cao. Ảnh: KS.

Vụ đông xuân 2023 - 2024, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hoàng Long Vina phối hợp với Hợp tác xã nông nghiệp Hòa Quang Nam (huyện Phú Hòa, Phú Yên) thực hiện mô hình khảo nghiệm sử dụng phân bón sinh học thế hệ mới Agrilong (Kali - silic - hữu cơ).

Đây là sản phẩm phân bón do Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hoàng Long Vina nghiên cứu nhằm giải quyết tình trạng lúa đổ ngã, từ đó giúp giảm chi phí thu hoạch, nâng cao năng suất, chất lượng lúa, tăng thu nhập cho nông dân.

Ông Nguyễn Hồng Phong, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hoàng Long Vina cho biết: “Để đánh giá sản phẩm, chúng tôi triển khai mô hình trên vùng ruộng trũng thấp, có nền đất yếu, cây lúa thường xuyên bị đổ ngã tại HTX với diện tích 2,5ha, 6 hộ tham gia. Đồng thời hướng dẫn nông dân sử dụng phân bón sinh học thế hệ mới Agrilong”.

Theo đó, ruộng mô hình không thực hiện bón lót, tuy nhiên bón thúc lần 1 (giai đoạn cây con), bón thúc lần 2 (giai đoạn đẻ nhánh), bón thúc lần 3 (giai đoạn làm đòng) đều với mức 6kg/sào phân bón sinh học thế hệ mới Agrilong.

Cận cảnh cây lúa dùng phân bón sinh học thế hệ mới Agrilong. Ảnh: KS.

Cận cảnh cây lúa dùng phân bón sinh học thế hệ mới Agrilong. Ảnh: KS.

Tham quan mô hình khi các ruộng lúa chuẩn bị thu hoạch, nông dân đánh giá sử phân bón thế hệ mới Agrilong giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt. Các chỉ tiêu về chiều cao cây, chiều dài bông lúa và số bông hữu hiệu/m2 đều cao hơn so với ruộng lúa sử dụng phân đơn truyền thống.

Theo Hợp tác xã Nông nghiệp Hòa Quang Nam, chiều cao cây lúa ruộng mô hình là 121cm, còn ruộng đối chứng là 114cm. Chiều dài bông lúa ở ruộng mô hình là 26cm, ruộng đối chứng là 21cm. Số bông hữu hiệu/m2 ở ruộng mô hình là 304 bông, trong khi đó ruộng đối chứng chỉ có 286 bông. Ruộng mô hình đạt 127 hạt chắc/bông, cao hơn ruộng đối chứng 13 hạt chắc/bông. Năng suất thực thu ruộng mô hình đạt hơn 82 tạ/ha, cao hơn ruộng đối chứng khoảng 10,8 tạ/ha.

Theo ông Nguyễn Văn Mến, Phó Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Hòa Quang Nam đánh giá, ruộng sử dụng phân bón sinh học thế hệ mới Agrilong giúp cây lúa phát triển cân đối, cứng cây, bộ lá khỏe, lúa đẻ tập trung hơn và tỷ lệ dảnh hữu hiệu cao hơn so với ruộng sử dụng phân đơn truyền thống.

Dù sản xuất trên nền đất yếu nhưng toàn bộ diện tích lúa không bị đổ ngã khi dùng phân bón sinh học thế hệ mới Agrilong. Ảnh: KS.

Dù sản xuất trên nền đất yếu nhưng toàn bộ diện tích lúa không bị đổ ngã khi dùng phân bón sinh học thế hệ mới Agrilong. Ảnh: KS.

Về sâu bệnh hại và tính chống chịu, nhìn chung 2 ruộng đều bị nhiễm nhẹ sâu bệnh gây hại. Tuy nhiên ruộng đối chứng tỷ lệ nhiệm bệnh thối thân và bệnh đạo ôn cao hơn ruộng mô hình. Riêng độ cứng cây thì ruộng mô hình cứng cây hơn và không bị đổ ngã, trong khi ruộng đối chứng gần như đều bị ngã đổ.

Qua mô hình cho thấy, việc sử dụng phân bón sinh học thế hệ mới Agrilong giúp nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo; hạn chế thất thoát khi thu hoạch và tiết kiệm chi phí thu hoạch nhờ không bị ngã đổ. Ngoài ra, việc sử dụng phân bón này còn giúp cải tạo đồng ruộng tốt hơn nhờ được bổ sung khoáng silic, hữu cơ và các vi lượng.

Do đó, Hợp tác xã kiến nghị tiếp tục nhân rộng mô hình sử dụng phân bón sinh học thế hệ mới Agrilong cho cây lúa tại các địa phương để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, góp phân nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững nghề trồng lúa của nông dân hiện nay.

Hợp tác xã nông nghiệp Hòa Quang Nam cũng đề nghị Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hoàng Long Vina tiếp tục thực hiện các mô hình sử dụng phân bón sinh học thế hệ mới Agrilong cho vụ hè thu để có những đánh giá khách quan hơn cho các vụ sản xuất.

Xem thêm
Trại lợn đầu độc kênh mương

Tiền Giang Đang mùa khô hạn, thiếu nước sản xuất nhưng tại một số nơi dòng nước kênh bị ô nhiễm bởi chất thải do một bộ phận người chăn nuôi kém ý thức xả xuống.

Vĩnh Long tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại

Vĩnh Long Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh Vĩnh Long cho biết, trong năm 2024, tỉnh sẽ tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại cho đàn chó trên địa bàn.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm