| Hotline: 0983.970.780

Giống lúa TBR97 làm say đắm nông dân Gia Lai

Chủ Nhật 28/04/2024 , 17:19 (GMT+7)

GIA LAI Với năng suất vượt trội, cùng chất lượng gạo thơm ngon, giống lúa TBR97 đang làm say đắm nhiều bà con nông dân ở khắp nơi trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Bà con nông dân huyện Ia Grai đánh giá cao giống lúa TBR97 trong vụ đông xuân 2023 - 2024. Ảnh: Tuấn Anh.

Bà con nông dân huyện Ia Grai đánh giá cao giống lúa TBR97 trong vụ đông xuân 2023 - 2024. Ảnh: Tuấn Anh.

Trong 2 ngày 27 - 28/4, Công ty TNHH ThaiBinh Seed - Miền Trung – Tây Nguyên (Tập đoàn ThaiBinh Seed) phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai và Đăk Đoa (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97 và TBR87.

Tại xã Ia Sao (huyện Ia Grai), mô hình trình diễn giống lúa TBR97 và TBR87 được triển khai từ cuối tháng 12/2023. Tham gia mô hình có 5 hộ dân với tổng diện tích hơn 1ha. Tại xã Ia Pết (huyện Đak Đoa), mô hình trình diễn giống lúa TBR97 được thực hiện với quy mô 0,5ha. Tham gia mô hình có 3 hộ dân.

Người dân tham gia mô hình được Công ty TNHH ThaiBinh Seed - Miền Trung – Tây Nguyên hỗ trợ hoàn toàn giống lúa, kỹ thuật, người dân đối ứng phân bón và công chăm sóc.

Mô hình nhằm đánh giá tính thích ứng của 2 giống lúa trong điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của địa phương. Đồng thời kiểm tra, đánh giá năng suất, chất lượng của giống lúa để từ đó tổ chức cho người dân tham quan học tập, nhân rộng ra sản xuất.

Giống lúa TBR87 dù mới đưa vào thử nghiệm nhưng cũng được đánh giá cao. Ảnh: Tuấn Anh.

Giống lúa TBR87 dù mới đưa vào thử nghiệm nhưng cũng được đánh giá cao. Ảnh: Tuấn Anh.

Thời điểm này, ruộng lúa trình diễn chuẩn bị thu hoạch. Tham quan lúa tại mô hình, bà con nông dân vô cùng bất ngờ khi cả 2 giống lúa đều sinh trưởng, phát triển tốt.

Theo đánh giá của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai, 2 giống lúa TBR87 và TBR97 sinh trưởng phát triển tốt, khả năng đẻ nhánh cao, bộ lá phát triển tốt, màu sắc lá tốt. Bên cạnh đó, 2 giống lúa ít bị sâu bệnh gây hại, đặc biệt chống chịu bệnh đạo ôn và rầy nâu khá tốt. Lúa có tỷ lệ nảy mầm cao (trên 90%), cây con mọc khỏe, chống đổ ngã tốt. Cây lúa chống chịu tốt với điều kiện thời tiết bất lợi, khả năng đẻ nhánh khỏe, bộ lá giữ được màu xanh đến cuối vụ. Dự kiến năng suất giống lúa TBR87 và TBR97 đạt khoảng 68 tạ/ha.

Ông Đỗ Xuân Hiền, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai cho biết, thời tiết trong vụ đông xuân năm nay khá thuận lợi và lượng nước trong ruộng luôn đảm bảo cho 2 giống lúa TBR87 và TBR97 sinh trưởng, phát triển.

"Giống lúa TBR87 và TBR97 thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của huyện Ia Grai. Chúng tôi đề nghị các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động người dân tiếp tục thí điểm, nhân rộng hai giống lúa chất lượng cao TBR87 và TBR97", ồng Hiền nói.

Giống lúa thuần TBR97 cho thấy thích ứng rất tốt với điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng tại Tây Nguyên trong vụ đông xuân. Ảnh: Tuấn Anh.

Giống lúa thuần TBR97 cho thấy thích ứng rất tốt với điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng tại Tây Nguyên trong vụ đông xuân. Ảnh: Tuấn Anh.

Trực tiếp tham gia đình mô hình sản xuất lúa TBR97 trên diện tích 2 sào, anh Rơ Châm Vuông (làng Jut 1) cho biết, giống lúa TBR97 không xuất hiện bệnh đạo ôn, một số sâu bệnh khác như bạc lá, rầy nâu... có xuất hiện nhưng ở mức độ ít. Chính vì ít sâu bệnh nên gia đình chỉ phun thuốc 2 lần trong quá trình sản xuất.

Mê mẩn nhìn ruộng lúa, anh Vuông đánh giá: “Lúa sinh trưởng khỏe thế này, tôi áng năng suất sẽ đạt trên 7 tạ/sào, cao hơn nhiều so với các giống lúa trước đây tôi đã từng canh tác”.

Tham gia mô hình trình diễn giống lúa TBR87 trên diện tích 3,5 sào, gia đình ông Rơ Châm Hyel rất vui khi giống lúa này phát triển rất tốt, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương.

“Giống lúa TBR87 có nhiều ưu điểm nổi trội so với các giống lúa khác như bông lúa dài, hạt to và cứng cây. Trong quá trình sản xuất, giống lúa này cũng ít sâu bệnh nên gia đình tiết kiệm được chi phí đáng kể. Đặc biệt, giống lúa TBR87 sử dụng rất ít phân bón, chỉ khoảng 3 đợt trong vụ. Trong khi đó, năng suất ước đạt cao nhất trong các giống lúa gia đình từng sản xuất”, ông Hyel nói.

Tại huyện Đăk Đoa, giống lúa TBR97 sinh trưởng và phát triển rất tốt. Ảnh: Tuấn Anh.

Tại huyện Đăk Đoa, giống lúa TBR97 sinh trưởng và phát triển rất tốt. Ảnh: Tuấn Anh.

Tương tự, tại huyện Đăk Đoa, qua đánh giá, giống lúa TBR97 sinh trưởng và phát triển tốt, cây cứng, đẻ nhánh nhiều, có khả năng chịu hạn và chống chịu sâu bệnh tốt. Năng suất bình quân đạt 6,5 - 7 tấn/ha, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương.

Với năng suất và chất lượng vượt trội, giống lúa TBR97 đang được người dân kỳ vọng và sẽ đưa vào sản xuất đại trà trong thời gian tới. Từ đó, từng bước nâng cao trình độ thâm canh lúa cho bà con nông dân, giảm chi phí sản xuất, đồng thời tạo ra sản phẩm lúa gạo có chất lượng.

Ông Hoàng Thi Thơ, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai cho biết, giống lúa TBR87 và đặc biệt là TBR97 đã Công ty TNHH Thaibinh Seed - miền Trung – Tây Nguyên khảo nghiệm ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Trong đó, giống lúa TBR97 đã được chính quyền địa phương và bà con nông dân đánh giá rất cao bởi chất lượng và năng suất ổn định.

“Thời gian tới, đề nghị Công ty tiếp tục đưa thêm nhiều giống lúa mới có chất lượng cao để làm mô hình sản xuất thử nghiệm nhằm đánh giá khả năng thích ứng. Từ đó có cơ sở để đưa vào cơ cấu giống sản xuất toàn tỉnh trong những vụ tiếp theo”, ông Thơ chia sẻ.

Tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai), giống lúa TBR97 của Tập đoàn ThaiBinh Seed đã được người dân đánh giá rất cao và lựa chọn sản xuất trong những mùa vụ gần đây. Từ đó, hình thành vùng sản xuất lúa có năng suất, chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Nhờ chất lượng gạo thơm ngon, TBR97 đã được chọn để xây dựng thương hiệu gạo cho vùng đất Ia Pa và đạt chuẩn OCOP 3 sao của tỉnh Gia Lai.

Xem thêm
Trại lợn đầu độc kênh mương

Tiền Giang Đang mùa khô hạn, thiếu nước sản xuất nhưng tại một số nơi dòng nước kênh bị ô nhiễm bởi chất thải do một bộ phận người chăn nuôi kém ý thức xả xuống.

Vĩnh Long tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại

Vĩnh Long Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh Vĩnh Long cho biết, trong năm 2024, tỉnh sẽ tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại cho đàn chó trên địa bàn.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm