| Hotline: 0983.970.780

Buồn cười Hà Nội trồng mỡ tạo... cảnh quan

Thứ Ba 24/03/2015 , 06:15 (GMT+7)

NNVN đã có bài phản ánh ý kiến một số nhà khoa học, khẳng định, cây trồng thay thế các cây xanh vừa bị chặt tại Hà Nội chính là cây mỡ. Trao đổi với chúng tôi, nhiều ý kiến bày tỏ cảm thấy… buồn cười khi Hà Nội trồng cây này làm cây cảnh quan./ Cây xanh vừa được trồng thay thế tại Hà Nội: Chắc chắn là cây mỡ

"Thấy buồn cười"

Cách đây hơn chục năm về trước, lâm trường chúng tôi từng trồng một số diện tích rừng mỡ SX gỗ. Tuy nhiên, cây này chỉ phát triển tốt ở những nơi trồng xen rải rác trong rừng nguyên sinh, có tầng thực bì dày, đất tốt. Tại các diện tích trồng thuần, qua một số năm đất rừng bạc màu thì rất chậm lớn, năng suất rất hạn chế nên từ lâu chúng tôi đã không còn trồng cây này nữa mà đã chuyển sang keo và bồ đề có thời gian sinh trưởng nhanh, không kén đất.

17-54-54_nh-1
Một góc rừng mỡ hơn 10 năm tuổi

Tại Yên Bái, do mỡ sinh trưởng rất chậm nên người dân hiện nay phần lớn đã phá bỏ chuyển sang cây trồng khác, chỉ còn một số vườn nhỏ lẻ giữ lại phục vụ nhu cầu tại chỗ. Với đặc tính kén đất và điều kiện sinh trưởng như vậy, không rõ khi được trồng ở vỉa hè Hà Nội nó sẽ phát triển thế nào?

Về đặc tính sinh học, mỡ có tán hình chóp, khá thưa do cành chỉ mọc quanh một trục thân duy nhất. Đặc biệt đối với các diện tích rừng mỡ trồng SX thì tán lại dường như không đáng kể, cây chỉ vọt lên thẳng tuột, chỉ có những cây nào trồng lẻ một mình, lớn cỡ đại thụ may ra mới có tán rộng chừng 5-6m là cùng, lấy đâu ra tán mà che bóng mát? Khi xem trên đài báo nói Hà Nội trồng mỡ làm cây cảnh quan, che bóng mát, tôi thấy hơi buồn cười!

Một điểm nữa tôi thấy rất ái ngại. Cứ như hình ảnh mà tôi xem được, thì những cây mỡ được trồng ở Hà Nội hiện tại có lẽ tuổi đời đã khoảng 4-5 năm, đường kính thân có thể đã 10-15cm. Theo những gì thực tế mà chúng tôi được biết thì ở độ tuổi này, rễ cọc của cây mỡ đã dài khoảng 2-3m. Cây mỡ chỉ phát triển tốt, trụ vững khi có gió bão lớn nhờ rễ cọc rất lớn và dài, nên phải trồng từ lúc cây con gieo từ hạt (giá hiện nay khoảng 500-600 đồng/cây giống).

Tuy nhiên, do cây mỡ được trồng ở Hà Nội đã quá lớn, cứ như tôi xem được trên báo thì thấy họ đã chặt mất phần rễ cọc rồi. Mà rễ cọc chặt đi rồi thì không thể mọc lại được nữa, thành ra nếu có sống, nó cũng chỉ còn dựa vào bộ rễ chùm. Nếu gặp mưa to, gió lớn sẽ rất dễ bị đổ.

Về giá trị, gỗ mỡ thuộc gỗ nhóm 4, thuộc dạng gỗ có giá trị bình thường, chỉ khi nào cây có tuổi đời cao, thân đã có lõi mới có giá trị. Mỡ trồng 20 năm tuổi mới có thể có đường kính thân từ 20-30 cm, và mới có thể làm gỗ xẻ. Trên thị trường hiện nay, gỗ mỡ có tuổi đời từ 30-40 năm (mỡ đại thụ) cũng chỉ có giá khoảng 4-5 triệu đồng/m3, mặc dù có đắt hơn keo lai hay bạch đàn một chút, nhưng thời gian sinh trưởng như vậy lại quá dài nên xét về SX thì nó chẳng có giá trị cạnh tranh so với bạch đàn và keo lai.

Đối với cỡ cây mỡ như đang trồng ở Hà Nội, trên thị trường hiện nay chỉ làm gỗ dăm, nếu tính mỗi cây có đường kính thân 18cm, dài 4m thì phải 12-13 cây mới được một mét khối, giá trị quy ra giá thị trường hiện nay mỗi cây chỉ 200 nghìn đồng là cao.

(Ông Vương Quốc Đạt – GĐ Lâm trường Thác Bà, Yên Bái)

Rất ái ngại!

Qua khảo sát thực tế về tình trạng trồng mới cây mỡ tại Hà Nội, tôi thấy rất ái ngại, bởi cỡ cây quá lớn, khả năng phục hồi sau khi trồng sẽ rất chậm, tỉ lệ sống nhiều khả năng sẽ thấp. Hơn thế nữa, do trồng cây quá lớn nên họ đã phải cắt mất phần rễ cọc. Điều này sẽ rất nguy hiểm bởi cây bị chặt mất rễ cọc sẽ phát triển rất kém, thậm chí nguy cơ bị rỗng ruột, mọt ruột sẽ rất cao.

Một ái ngại nữa theo tôi cần phải xem xét kỹ. Lâu nay, mỡ là cây trồng rừng SX lấy gỗ, cây này cũng chưa bao giờ được ngành lâm nghiệp quy hoạch vào danh mục các cây tạo cảnh quan, che bóng mát cả. Chu kỳ khai thác mỡ đối với rừng SX lâu nay thường chỉ 15-30 năm là người ta chặt đồng loạt rồi, nên chưa ai biết rõ tuổi thọ thực sự của mỡ là bao nhiêu. Không biết tới lúc 50-70 năm tuổi chẳng hạn thì liệu nó có bị rỗng mọt ruột, sâu bệnh… thế nào không? Bởi cây trồng làm cảnh quan đô thị thì phải xét cả tới vấn đề tuổi thọ nữa. Như xà cừ ở Hà Nội chẳng hạn, người Pháp đã trồng hàng thế kỷ nay, nó là cây gỗ tốt, tuổi thọ rất cao thì mới bền được.

(Ông Vũ Văn Dũng, nguyên cán bộ Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Bộ NN-PTNT)

Xem thêm
Giảm 1 huyện, 161 xã sau sáp nhập

Sáng 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã (sáp nhập huyện, xã) giai đoạn 2023-2025 của 12 tỉnh thành.

Cây bưởi góp phần xây dựng nông thôn mới ở Thượng Mỗ

Cách đây 30 năm một số nông dân xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội đã tiên phong trong việc mang giống bưởi Diễn về trồng thử ở quê mình.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Vùng hoang vu Quảng Trị: [Bài 4] Vòng luẩn quẩn dẫn đến đói nghèo

Sau đám cưới, tiệc tùng linh đình, những đứa trẻ về ở với nhau như vợ chồng. Bố mẹ chúng phải bán trâu bò tổ chức lễ cưới rồi lên xã… nộp phạt.