| Hotline: 0983.970.780

Cá cảnh mất thị trường Mỹ

Thứ Năm 12/07/2012 , 10:16 (GMT+7)

Sau một thời gian ngắn, khi vừa mới quen với thị trường Mỹ, cá chép Nhật đột ngột bị ngưng XK vào thị trường này...

Các cơ sở sản xuất cá kiểng (cá cảnh) ở TP HCM bắt đầu XK cá chép Nhật sang Mỹ từ khoảng 4-5 năm trước. Sau một thời gian ngắn, khi vừa mới quen với thị trường Mỹ, cá chép Nhật đột ngột bị ngưng XK vào thị trường này, bởi cơ quan chức năng Mỹ yêu cầu các cơ sở các cảnh Việt Nam phải đảm bảo an toàn dịch bệnh cho các chép Nhật trước khi đưa vào thị trường nước này, mà cụ thể là khống chế 2 loại virus mùa xuân và virus Herpes có ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Đến đầu năm 2010, 3 cơ sở cá kiểng ở TP HCM là Châu Tống, Ba Sanh và Cty CP Sài Gòn cá kiểng (vài tháng sau thêm Cty TNHH TM&DV Hải Thanh), mới đáp ứng được yêu cầu nói trên và được Cục Thú y kiểm tra, cấp chứng nhận cơ sở đảm bảo an toàn dịch bệnh, có đủ điều kiện XK cá chép Nhật, cá vàng sang Mỹ. Trước thông tin ấy, 3 cơ sở Châu Tống, Ba Sanh và Sài Gòn cá kiểng đã khẩn trương chuẩn bị một lượng cá chép Nhật không nhỏ, có chất lượng tốt, đủ khả năng đáp ứng yêu cầu kiểm dịch bên Mỹ. Sau khi liên hệ sơ bộ với khách hàng Mỹ, 3 cơ sở nói trên đã tự tin sẽ XK được tổng cộng 50.000 con cá chép Nhật sang Mỹ với giá bình quân 15 USD/con.

Dự kiến lô hàng đầu tiên sẽ được giao vào tháng 6/2010, nhưng do có trục trặc về thủ tục, thời gian giao hàng bị lui lại. Tiếp sau đó, việc đưa các chép Nhật sang Mỹ tiếp tục gặp trục trặc. Có lần cơ sở cá kiểng Việt Nam đã xuất cá mẫu sang cho khách hàng Mỹ xem. Họ xem chán chê nhưng không đặt hàng. Lần khác, một lô cá chưa kịp đưa sang Mỹ thì bị chết hết do khâu bảo quản kém …. Cty Hải Thanh có giấp phép sau, nhưng cũng khẩn trương xúc tiến đưa cá chép Nhật sang Mỹ. Hồi năm 2010, ông Lê Hữu Dũng, GĐ Cty Hải Thanh đã từng thông tin rằng nếu không có gì trục trặc, đến tháng 11 sẽ XK lô hàng cá chép Nhật sang Hawaii (Mỹ). Nhưng cuối cùng, vẫn không xuất được.

Và cho đến giờ này, ông Tống Hữu Châu, chủ cơ sở Châu Tống đã phải chán nản thông báo rằng, đã 2 năm trôi qua, cơ sở của ông chỉ xuất được đúng 147 con cá chép Nhật sang Mỹ rồi thôi. Các cơ sở khác cũng chẳng khá khẩm gì hơn. Có thể nói cá chép Nhật của Việt Nam đã mất thị trường Mỹ. Hỏi nguyên nhân tại sao, ông Châu cười buồn: “Khi mình bị ngưng XK sang Mỹ, phải làm công tác an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh rồi tổ chức trở lại. Mất tới mấy năm trời mới có thể XK trở lại. Trong thời gian đó, những bạn hàng cũ bên Mỹ đã chẳng dại gì ngồi đợi cho đến khi mình được XK trở lại, mà chủ động đi tìm kiếm những nguồn cung cấp khác. Do đó, khi mình đủ điều kiện XK trở lại, mang hàng sang bên đó chào mời, thì bị bạn hàng cũ từ chối liền”.

Mất hết các mối hàng cũ, các cơ sở cá kiểng Việt Nam buộc phải chạy đôn chạy đáo tìm khách hàng mới. Nhưng đến đâu, cũng chỉ nhận được cái lắc đầu. Người Mỹ không chê chất lượng cá chép Nhật của Việt Nam. Nhưng giờ đây, họ chỉ muốn mua cá chép Nhật được nuôi nhiều ở Hawaii. Các nhà sản xuất cá cảnh Việt Nam dò hỏi chán chê, mới được vài nhà NK cá cảnh Mỹ bật mí rằng, mua cá chép Nhật từ Hawaii về Mỹ, giá có thể cao hơn 1 chút, nhưng thủ tục lại rất đơn giản. Trong khi đó, nếu mua từ Việt Nam, cả nhà NK lẫn nhà XK đều phải mất nhiều thời gian để làm thủ tục chứng nhận rằng, nguồn gốc cá chép Nhật do cơ sở Việt Nam sản xuất đã đảm bảo an toàn dịch bệnh, không có virus mùa xuân, virus Herpes. Nội chuyện thủ tục như vậy, đã khiến cho các cơ sở cá cảnh Việt Nam phải chào thua với thị trường Mỹ, và họ ngờ rằng đây có thể là một hàng rào kỹ thuật mà cơ quan chức năng Mỹ dựng lên để bảo hộ cho con cá chép Nhật ở Hawaii.

Ông Trương Trung Thu, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng & BVNLTS TP HCM, cũng cho rằng, nguyên nhân chính khiến cho cá chép Nhật đang không thể vào Mỹ là do cả 4 cơ sở có giấy phép đều đã không thể tìm được khách hàng trong suốt 2 năm qua. Tuy nhiên, theo tiết lộ mới nhất của ông Tống Hữu Châu, ông vừa liên hệ được với một khách Mỹ và đang hy vọng có thể xuất được 10.000 con cá chép Nhật vào nước này.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên

Chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên 2024 sẽ được tổ chức tại TP Nha Trang từ ngày 23 – 24/5.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm