| Hotline: 0983.970.780

Cá cảnh mất thị trường Mỹ

Thứ Năm 12/07/2012 , 10:16 (GMT+7)

Sau một thời gian ngắn, khi vừa mới quen với thị trường Mỹ, cá chép Nhật đột ngột bị ngưng XK vào thị trường này...

Các cơ sở sản xuất cá kiểng (cá cảnh) ở TP HCM bắt đầu XK cá chép Nhật sang Mỹ từ khoảng 4-5 năm trước. Sau một thời gian ngắn, khi vừa mới quen với thị trường Mỹ, cá chép Nhật đột ngột bị ngưng XK vào thị trường này, bởi cơ quan chức năng Mỹ yêu cầu các cơ sở các cảnh Việt Nam phải đảm bảo an toàn dịch bệnh cho các chép Nhật trước khi đưa vào thị trường nước này, mà cụ thể là khống chế 2 loại virus mùa xuân và virus Herpes có ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Đến đầu năm 2010, 3 cơ sở cá kiểng ở TP HCM là Châu Tống, Ba Sanh và Cty CP Sài Gòn cá kiểng (vài tháng sau thêm Cty TNHH TM&DV Hải Thanh), mới đáp ứng được yêu cầu nói trên và được Cục Thú y kiểm tra, cấp chứng nhận cơ sở đảm bảo an toàn dịch bệnh, có đủ điều kiện XK cá chép Nhật, cá vàng sang Mỹ. Trước thông tin ấy, 3 cơ sở Châu Tống, Ba Sanh và Sài Gòn cá kiểng đã khẩn trương chuẩn bị một lượng cá chép Nhật không nhỏ, có chất lượng tốt, đủ khả năng đáp ứng yêu cầu kiểm dịch bên Mỹ. Sau khi liên hệ sơ bộ với khách hàng Mỹ, 3 cơ sở nói trên đã tự tin sẽ XK được tổng cộng 50.000 con cá chép Nhật sang Mỹ với giá bình quân 15 USD/con.

Dự kiến lô hàng đầu tiên sẽ được giao vào tháng 6/2010, nhưng do có trục trặc về thủ tục, thời gian giao hàng bị lui lại. Tiếp sau đó, việc đưa các chép Nhật sang Mỹ tiếp tục gặp trục trặc. Có lần cơ sở cá kiểng Việt Nam đã xuất cá mẫu sang cho khách hàng Mỹ xem. Họ xem chán chê nhưng không đặt hàng. Lần khác, một lô cá chưa kịp đưa sang Mỹ thì bị chết hết do khâu bảo quản kém …. Cty Hải Thanh có giấp phép sau, nhưng cũng khẩn trương xúc tiến đưa cá chép Nhật sang Mỹ. Hồi năm 2010, ông Lê Hữu Dũng, GĐ Cty Hải Thanh đã từng thông tin rằng nếu không có gì trục trặc, đến tháng 11 sẽ XK lô hàng cá chép Nhật sang Hawaii (Mỹ). Nhưng cuối cùng, vẫn không xuất được.

Và cho đến giờ này, ông Tống Hữu Châu, chủ cơ sở Châu Tống đã phải chán nản thông báo rằng, đã 2 năm trôi qua, cơ sở của ông chỉ xuất được đúng 147 con cá chép Nhật sang Mỹ rồi thôi. Các cơ sở khác cũng chẳng khá khẩm gì hơn. Có thể nói cá chép Nhật của Việt Nam đã mất thị trường Mỹ. Hỏi nguyên nhân tại sao, ông Châu cười buồn: “Khi mình bị ngưng XK sang Mỹ, phải làm công tác an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh rồi tổ chức trở lại. Mất tới mấy năm trời mới có thể XK trở lại. Trong thời gian đó, những bạn hàng cũ bên Mỹ đã chẳng dại gì ngồi đợi cho đến khi mình được XK trở lại, mà chủ động đi tìm kiếm những nguồn cung cấp khác. Do đó, khi mình đủ điều kiện XK trở lại, mang hàng sang bên đó chào mời, thì bị bạn hàng cũ từ chối liền”.

Mất hết các mối hàng cũ, các cơ sở cá kiểng Việt Nam buộc phải chạy đôn chạy đáo tìm khách hàng mới. Nhưng đến đâu, cũng chỉ nhận được cái lắc đầu. Người Mỹ không chê chất lượng cá chép Nhật của Việt Nam. Nhưng giờ đây, họ chỉ muốn mua cá chép Nhật được nuôi nhiều ở Hawaii. Các nhà sản xuất cá cảnh Việt Nam dò hỏi chán chê, mới được vài nhà NK cá cảnh Mỹ bật mí rằng, mua cá chép Nhật từ Hawaii về Mỹ, giá có thể cao hơn 1 chút, nhưng thủ tục lại rất đơn giản. Trong khi đó, nếu mua từ Việt Nam, cả nhà NK lẫn nhà XK đều phải mất nhiều thời gian để làm thủ tục chứng nhận rằng, nguồn gốc cá chép Nhật do cơ sở Việt Nam sản xuất đã đảm bảo an toàn dịch bệnh, không có virus mùa xuân, virus Herpes. Nội chuyện thủ tục như vậy, đã khiến cho các cơ sở cá cảnh Việt Nam phải chào thua với thị trường Mỹ, và họ ngờ rằng đây có thể là một hàng rào kỹ thuật mà cơ quan chức năng Mỹ dựng lên để bảo hộ cho con cá chép Nhật ở Hawaii.

Ông Trương Trung Thu, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng & BVNLTS TP HCM, cũng cho rằng, nguyên nhân chính khiến cho cá chép Nhật đang không thể vào Mỹ là do cả 4 cơ sở có giấy phép đều đã không thể tìm được khách hàng trong suốt 2 năm qua. Tuy nhiên, theo tiết lộ mới nhất của ông Tống Hữu Châu, ông vừa liên hệ được với một khách Mỹ và đang hy vọng có thể xuất được 10.000 con cá chép Nhật vào nước này.

Xem thêm
Xuất khẩu cà phê Việt Nam quý II sẽ tăng do nhu cầu thế giới tăng?

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 756.000 tấn cà phê, trị giá 2,57 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng và 57,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Liên doanh DHN với mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp tại Tây Ninh

Chủ tịch Hùng Nhơn Group Vũ Mạnh Hùng chia sẻ định hướng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại Lễ công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Tây Ninh, chiều nay.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.