Sáng ngày 3/5, Đoàn làm việc của Bộ NN-PTNT do Thứ Trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc đi thực tế về tình hình và giải pháp chống sạt lở trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Thứ Trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp khảo sát công trình chống sạt lở tại bờ biển Tây (Cà Mau) |
Khu vực ĐBSCL đang đứng trước những thách thức lớn của BĐKH. Trong đó, Cà Mau là tỉnh dễ bị tổn thương, do hiện tượng sạt lở bờ biển làm ảnh hưởng nặng nề do: Có địa hình thấp so với mặt nước biển; Hai chế độ thuỷ triều (nhật triều và bán nhật triều). Đường bờ biển dài nhất cả nước (254km/3,260km); Hệ thống kênh mương các cấp chằng chịt (trên 10.000km); Có 87 cửa sông lớn nhỏ thông ra biển…
Báo cáo với đoàn công tác, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết: “Qua rà soát tình hình sạt lở bờ biển của tỉnh Cà Mau thì hiện nay toàn tỉnh có tổng chiều dài sạt lở bờ biển ở mức độ nguy hiểm trở lên là 105km. Trong đó sạt lở rất nguy hiểm là 65km.
Tỉnh Cà Mau đã và đang xử lý khắc phục xói lở nhiều vị trí xung yếu ven biển với tổng chiều dài 28,5km với số vốn là 953 tỷ đồng. Còn lại 36,5km chưa được xử lý (trong đó bờ biển Đông có 16km và bờ biển Tây có 20,6km). Nhu cầu vốn để xử lý xói lở 923 tỷ đồng. Trong đó, bờ biển Đông 440 tỷ đồng, Bờ biển Tây 483 tỷ đồng”.
Tỉnh Cà Mau luôn chủ động các giải pháp phòng chống sạt lở ở các tuyến đê biển |
Tình trạng sạt lở diễn ra cả biển Đông và biển Tây. Từ 20 ÷ 25m/năm ở bờ biển Tây, cá biệt có những nơi lên đến 50m/năm. Ở biển Đông bình quân từ 45 ÷ 50m, thậm chí có nơi sạt lở 100m/năm. Chiều dài sạt lở bờ biển Cà Mau (105km), ông Sử cho biết.
Sau khi khảo sát thực tế một số địa điểm và những công trình chống sạt lở, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, đánh giá: vấn đề sạt lở biển đối với vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng, đều rất nghiêm trọng.
Theo tính toán không chính thức thì hiện nay mỗi năm, ĐBSCL mất khoảng 500ha. Vấn đề của ngành nông nghiệp là làm thế nào để hạn chế được vấn đề sạt lở, các giải đề ra thì đã có và đã nghiên cứu từ rất lâu. Đặc biệt, tỉnh Cà Mau đã rất chủ động trong các nghiên cứu các giải pháp để phòng, tránh sạt lở bờ biển từ 10 năm trước.
Cùng với các nghiên cứu khoa học của Bộ, các cơ quan nghiên cứu khoa học của Bộ, đặc biệt là viện thủy công (thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam), các đơn vị trong đó có cả tư nhận, tỉnh Cà Mau đã đưa ra nhiều giải pháp khác nhau,
Một trong n hững công trính chống sạt lở đạt hiệu quả của tỉnh Cà Mau |
Có thể nói đến thời điểm này thì, tôi khẳng định giải pháp thì đã ổn, có giải pháp và giải pháp ấy đảm bảo được 3 mục tiêu: Thứ nhất, là sẽ là công trình vĩnh cữu, nên rất yên tâm; Thứ 2, bảo vệ được bờ biển đồng thời, ngoài chuyện chống sạt lở, thì việc kè đê biển còn có tác dụng tích phù sa và rừng tự nhiên sẽ mọc trở lại; Thứ 3, đây là mục tiêu rất quan trọng, đó là vấn đề kinh phí. Vấn đề, còn lại của Bộ NN-PTNT, Chính phủ và ngành thủy lợi là làm thế nào để tiếp tục nghiên cứu để biện pháp thi công hợp lý, nhằm hạ giá thành xuống đến mức thấp nhất có thể. Thứ trưởng Hiệp nói.