| Hotline: 0983.970.780

Cà Mau

Khó khăn khi triển khai các công trình khẩn cấp

Thứ Ba 14/07/2020 , 09:05 (GMT+7)

Hết sụt lún do khô hạn rồi đến mưa bão, nước biển dâng... là thực trạng của tỉnh Cà Mau hiện nay. Trong khi muốn triển khai các dự án tu sửa vướng trăm đường.

Cà Mau gặp khó khăn trong triển khai thực hiện các công trình khẩn cấp. Ảnh: Trọng Linh.

Cà Mau gặp khó khăn trong triển khai thực hiện các công trình khẩn cấp. Ảnh: Trọng Linh.

Cà Mau là là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Trong đó, nghiêm trọng nhất là tình trạng sạt lở, trung bình mỗi năm Cà Mau mất hàng trăm héc ta đất và rừng phòng hộ ven biển.

Đặc biệt, tỉnh đã triển khai nhiều công trình khẩn cấp bảo vệ đê biển và sản xuất của người dân. Tuy nhiên việc thực hiện đang gặp nhiều khó khăn, nguy cơ chậm tiến độ trong khi đang vào mùa mưa bão.

Hiện tại, Cà Mau đối mặt nhiều khó khăn, hết sụt lún do khô hạn rồi đến mùa mưa bão, nước biển dâng. Đoạn đê biển Tây từ Kênh Mới- Đá Bạc đang trong tình thế nguy cấp. Hiện nay, nhiều đoạn đai rừng phòng hộ không còn khiến người dân cảm thấy lo lắng.  

Ông Nguyễn Thanh Tuấn, ngụ xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, cho biết hiện nay, vẫn chưa vào mùa mưa, giả sử mưa ập xuống thì không sao, còn nếu mưa nhỏ thì sẽ đưa hết toàn bộ khu vực này ra kênh.

Hiện tại tỉnh Cà Mau có hơn 1.300 vị trí sụt lún, sạt lở. Ảnh: Trọng Linh.

Hiện tại tỉnh Cà Mau có hơn 1.300 vị trí sụt lún, sạt lở. Ảnh: Trọng Linh.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh, trong tổng chiều dài khoảng 256km bờ biển thì có trên 80% bị sạt lở, với tốc độ từ 20- 25m/năm và có những nơi khoét sâu vào đất liền 50m/năm. Riêng tuyến đê biển Tây có 57km sạt lở đặc biệt nghiêm trọng đe dọa sản xuất của hơn 26.000 hộ dân ven biển.

Ông Lê Vưn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhận định: "Sự nguy hiểm của bờ biển Cà Mau rất đa dạng. Có nơi thì sạt lở phá tới chân đê, có nơi phá tới đai rừng và có nơi ở ngoài. Cho nên giải pháp đưa ra phải cụ thể và phù hợp với thực tiễn, hiệu quả và sức đầu tư nằm trong khả năng cho phép".

Năm 2019 và những tháng đầu năm 2020, Cà Mau đã nhiều lần ban bố tình huống khẩn cấp và công bố thiên tai, triển khai nhiều công trình cấp bách ứng phó sạt lở, sụt lún kịp thời bảo vệ sản xuất và cuộc sống người dân. Tuy nhiên, tiến độ triển khai các công trình gặp trở ngại do vướng Nghị định 11/2020 của Chính phủ về thủ tục kiểm soát thanh toán vốn đầu tư.    

Trao đổi với PV Báo NNVN, ông Trương Hoàng Triệu, Giám đốc điều hành Ban 6- Công ty cổ phần Xây dựng Thới Bình, nói: "Chúng tôi cố gắng hết sức để đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo hiệu quả dự án bằng cách tập trung nhân lực và tài chính. Nhưng chúng tôi đang vướng việc giải ngân tài chính do cơ chế đặc thù của dự án cấp bách".

Ông Tô Quốc Nam, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau, cho biết: "Kiến nghị với Trung ương nên quy định lại các khoản đối với các công trình khẩn cấp thì chỉ cần có Quyết định Ban bố tình huống khẩn cấp của các cấp có thẩm quyền để tạm ứng vốn triển khai thực hiện. Ví dụ, bão đổ bộ vào đất liền đánh vỡ đê thì chúng tôi muốn có nguồn vốn để xử lý khẩn cấp lại vướng Nghị định nên rất khó khăn".

Hiện nay, gió mùa Tây Nam đang bắt đầu hoạt động, tình trạng sạt lở tuyến đê biển Tây tỉnh Cà Mau sẽ ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Do đó, việc tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ các công trình khẩn cấp để sớm hoàn thành là cấp thiết trong tình hình hiện nay.

Trước đó, Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau cho biết, vào khoảng 1h ngày 11/7, tại ấp Mai Vinh, xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn đã xảy ra sạt lở, khiến nhà của một hộ dân bị ảnh hưởng, thiệt hại khoảng 110 triệu đồng.

Đến khoảng hơn 9h25 cùng ngày, tại ấp Hố Gùi, xã Tam Giang Đông tiếp tục xảy ra thêm 01 vụ sạt lở đất cạnh mép lộ nhựa (tuyến Hố Gùi) với diện tích chiều ngang 2m, chiều dài 10m, diện tích 20m2.

  • Tags:
Xem thêm
Trao tặng 500 cuốn sách về biển đảo cho Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân

500 cuốn sách về biển đảo Việt Nam, khoa học quân sự... được Bộ Thông tin và Truyền thông đồng hành với các đơn vị trao tặng Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân.

Xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 sẽ cao nhưng không gay gắt

ĐBSCL Dự báo xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 tại ĐBSCL cho thấy mức độ xâm nhập sẽ cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không nghiêm trọng như các năm 2016 và 2020.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.