| Hotline: 0983.970.780

Cà Mau: Không đợi dịch bệnh hết mới tái đàn

Thứ Sáu 14/08/2020 , 07:14 (GMT+7)

Cà Mau là một trong 9 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tái đàn, tăng đàn đạt trên 100% so với trước dịch và được xếp vào nhóm 1 của cả nước.

Ông Nguyễn Thành Huy, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh Cà Mau. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Nguyễn Thành Huy, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh Cà Mau. Ảnh: Trọng Linh.

Để tìm hiểu rõ tại sao tỉnh Cà Mau có thể tái, tăng đàn heo hiệu quả, Báo NNVN đã phỏng vấn ông Nguyễn Thành Huy, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh Cà Mau.

Cà Mau là một trong những tỉnh tái đàn heo nhanh chóng sau dịch, được Bộ NN-PTNT đánh giá cao. Tại sao Cà Mau nơi cực Nam Tổ quốc làm được việc này, thưa ông?

Cà Mau tổ chức tái đàn nhanh chủ yếu do thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả heo Châu Phi. Cụ thể, tỉnh huy động toàn bộ các ngành, các cấp từ tỉnh đến huyện, xã để phối hợp thực hiện. Thiết lập nhanh mạng lưới các trạm, chốt kiểm soát bệnh dịch tả heo Châu Phi kể cả đường bộ lẫn đường thuỷ rộng khắp toàn tỉnh.

Đồng thời, tổ chức điều tra, thống kê tất cả các hộ chăn nuôi và tổng đàn hiện có để kiểm soát chặt chẽ tình hình chăn nuôi và dịch bệnh. Tuyên truyền, vận động và hỗ trợ kinh phí cho các hộ chăn nuôi giảm đàn heo thịt.

Tiến hành tổ chức xét nghiệm nhanh bệnh dịch tả heo Châu Phi và đeo vòng kiểm soát trước khi đưa heo vào giết mổ. Triển khai nghiêm ngặt chăn nuôi an toàn sinh học. Qua đó, dịch bệnh được kiểm soát và giảm thiệt hại đáng kể trên đàn heo (tiêu hủy 11.595/108.000 con, tương đương 10% tổng đàn).

Cà Mau là tỉnh tái đàn heo đạt trên 100%. Ảnh: Trọng Linh.

Cà Mau là tỉnh tái đàn heo đạt trên 100%. Ảnh: Trọng Linh.

Ổ dịch tái phát ít và gây thiệt hại không đáng kể có phải là một trong những lý do tái đàn, khôi phục lại sản xuất tốt ở Cà Mau không, thưa ông?

Đúng như vậy. Dịch bệnh được kiểm soát tốt, ổ dịch tái phát ít và gây thiệt hại không đáng kể. Người dân thực hiện nghiêm ngặt được các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học nên việc tái đàn sớm được làm ngay, không đợi đến khi dịch bệnh kết thúc trên toàn tỉnh mới tái đàn.

Ngoài ra, còn có một số thuận lợi khác như đàn heo giống sinh sản của tỉnh bị thiệt hại thấp nên sớm có nguồn giống. Người chăn nuôi được hỗ trợ kinh phí giảm đàn và kinh phí thiệt hại do dịch bệnh kịp thời nên sớm có điều kiện khôi phục lại sản xuất.

Trong việc tái đàn heo hiện nay, tỉnh đang gặp những thuận lợi và khó khăn gì?

Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ các các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện trong công tác phòng, chống bệnh dịch tả heo Châu Phi nên dịch bệnh được kiểm soát hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi.

Người nuôi được nhận kinh phí hỗ trợ thiệt hại kịp thời và kinh phí hỗ trợ giảm đàn nên sớm có điều kiện tái đàn. Việc tổ chức triển khai thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học góp phần kiểm soát được sự tái phát dịch bệnh, tạo điều kiện thuận lợi để tái đàn.     

Đợt dịch bệnh vừa qua, tỉnh Cà Mau đã nhanh chóng kiểm soát, qua đó giảm thiệt hại đáng kể trên đàn heo. Ảnh: Trọng Linh.

Đợt dịch bệnh vừa qua, tỉnh Cà Mau đã nhanh chóng kiểm soát, qua đó giảm thiệt hại đáng kể trên đàn heo. Ảnh: Trọng Linh.

Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là nguồn heo giống khan hiếm và giá con giống tăng cao, nhiều hộ chăn nuôi không có điều kiện tinh tế nên khó khôi phục lại trạng thái sản xuất ban đầu, một số hộ có điều kiện cũng không dám tăng quy mô.

Bên cạnh hiệu quả mang lại của việc áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học trong chăn nuôi tái đàn, các số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chưa đáp ứng được yêu cầu nên khó tái đàn đúng quy định.

Xin ông cho biết số lượng đàn heo của tỉnh hiện nay và định hướng phát triển chăn nuôi thời gian tới?

Tổng đàn heo của tỉnh 6 tháng đầu năm 2020 là 110.900 con, định hướng phát triển chăn nuôi trong thời gian tới như sau: Tăng cường chặt chẽ công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm nhằm phòng ngừa, phát hiện và kiểm soát, khống chế kịp thời, hạn chế lây lan gây thiệt hại cho người chăn nuôi.

Cà Mau là một trong 9 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tái đàn, tăng đàn heo đạt trên 100% so với trước dịch và được xếp vào nhóm 1 của cả nước. Ảnh: Trọng Linh.

Cà Mau là một trong 9 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tái đàn, tăng đàn heo đạt trên 100% so với trước dịch và được xếp vào nhóm 1 của cả nước. Ảnh: Trọng Linh.

Tổ chức lại chăn nuôi, tái đàn đảm bảo an chăn nuôi toàn sinh học để tăng cường sự chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh cũng như khả năng kiểm soát dịch bệnh, nhất là bệnh dịch tả heo Châu Phi cũng như các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác (lở mồm long móng, heo tai xanh,...) góp phần ổn định sản xuất, đảm bảo cung cấp nguồn thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Xin cảm ơn ông!

ĐỊNH HƯỚNG THƯỜI GIAN TỚI

Tổ chức quy hoạch chăn nuôi tập trung và triển khai cho các huyện thực hiện, công bố, kêu gọi đầu tư phát triển chăn nuôi tập trung. Khuyến khích doanh nghiệp xây dựng trang trại chăn nuôi tạp trung và cơ sở giết mổ tập trung, ưu tiên các dự án ứng dụng công nghệ cao.

Chuyển dần hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ hiệu quả kém sang chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung để kiểm soát tốt dịch bệnh và tăng hiệu quả chăn nuôi. Tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình chăn nuôi heo thịt thương phẩm và heo nái sinh sản đảm bảo an toàn sinh học.

Hỗ trợ phối giống nhân tạo trên heo cho các hộ chăn nuôi heo nái sinh sản, cung cấp heo con phục vụ nhu cầu tái đàn. Triển khai các chính sách ưu tiên tín dụng, ưu tiên người chăn nuôi bị thiệt hại do bệnh dịch tả heo Châu Phi được vay vốn khôi phục sản xuất, tái đàn heo, mở rộng mô hình chăn nuôi heo an toàn sinh học.

Xem thêm
Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hỗ trợ vật tư cho vùng măng tây lớn nhất Ninh Thuận

NINH THUẬN 08 hộ dân thực hiện mô hình trồng thâm canh cây măng tây xanh theo hướng hữu cơ tại xã An Hải (huyện Ninh Phước) được hỗ trợ giống, phân bón, thuốc BVTV...

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.