| Hotline: 0983.970.780

Cà Mau: Lo nước ngọt cho hơn 20.850 hộ

Thứ Hai 30/03/2020 , 09:37 (GMT+7)

Toàn tỉnh Cà Mau có hơn 20.850 hộ gia đình thiếu nước và không có nước sinh hoạt, khó khăn nhất là vùng ngọt hóa thuộc huyện Trần Văn Thời và huyện U Minh.

Khoảng 20.850 hộ dân tại Cà Mau có nguy cơ thiếu nước ngọt sinh hoạt. Ảnh: Trọng Linh.

Khoảng 20.850 hộ dân tại Cà Mau có nguy cơ thiếu nước ngọt sinh hoạt. Ảnh: Trọng Linh.

Hơn 20.850 hộ dân thiếu nước ngọt

Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Cà Mau có hơn 20.850 hộ gia đình thiếu nước và không có nước sinh hoạt, khó khăn nhất là vùng ngọt hóa thuộc huyện Trần Văn Thời và huyện U Minh.

Qua báo cáo của các địa phương và rà soát, kiểm tra thực tế, được phân chia làm 4 nhóm đối tượng thiếu nước sinh hoạt.

Theo đó, nhóm 1 là cư dân sống thưa thớt, phân tán gồm 4.193 hộ; nhóm 2 là dân cư sống gần công trình cấp nước tập trung, nhưng chưa tiếp cận được nước nối mạng có 6.184 hộ; nhóm 3 là dân cư sinh sống ở khu vực có hệ thống nối mạng, nhưng bị xuống cấp, không cung cấp đủ nước sinh hoạt với 6.384 hộ; nhóm 4 là dân cư sinh sống tập trung, nhưng chưa có công trình cấp nước là 4.090 hộ.

Tỉnh Cà Mau lên kế hoạch ứng phóm không đảm bảo hộ dân không thiếu nước sinh hoạt. Ảnh: Trọng Linh.

Tỉnh Cà Mau lên kế hoạch ứng phóm không đảm bảo hộ dân không thiếu nước sinh hoạt. Ảnh: Trọng Linh.

Kế hoạch ứng phó

Ông Tô Quốc Nam, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Cà Mau, cho biết căn cứ hiện trạng, điều kiện và đặc điểm sinh sống của các nhóm dân cư, Sở ưu tiên cấp nước cho nhóm dân cư sống thưa thớt, phân tán (thuộc nhóm 1 gồm 4.193 hộ).

“Sẽ tạm ứng từ nguồn ngân sách tỉnh, cấp phát 01 bồn nhựa loại 1m3 để trữ nước và 04 can nhựa 30 lít, để vận chuyển nước sinh hoạt (do hệ thống kênh rạch đã khô cạn, phải vận chuyển bằng xe hai bánh) cho hộ nghèo hộ đặc biệt khó khăn, không có dụng cụ trữ nước gồm 1.636 hộ, kinh phí 3,468 tỷ đồng”, ông Nam cho biết.

Theo ông Nam, còn lại 2.557 hộ, đã có dụng cụ hỗ trợ từ chương trình, dự án khác hoặc có điều kiện kinh tế, thì sẽ tự trang bị dụng cụ trữ và vận chuyển nước để sinh hoạt.

Về lâu dài, sẽ xây dựng thí điểm, giới thiệu và vận động người dân thực hiện mô hình dự trữ nước mưa để sử dụng trong mùa khô, theo công nghệ hầm nuôi tôm công nghiệp như lót thảm bạc, tránh thất thoát nước.

Cà Mau được Chính phủ hỗ trợ 70 tỷ đồng khắc phục hạn hán, xâm nhập mặn. Ảnh: Trọng Linh.

Cà Mau được Chính phủ hỗ trợ 70 tỷ đồng khắc phục hạn hán, xâm nhập mặn. Ảnh: Trọng Linh.

Đối với nhóm 2 gồm 6.184 hộ, Sở NN-PTNT Cà Mau chỉ đạo đơn vị mở rộng mạng lưới đường ống cấp nước cho nhóm dân cư sinh sống gần công trình tập trung, nhưng chưa tiếp cận được nước nối mạng.

Hiện tại, qua rà soát có đủ điều kiện để mở rộng và kéo dài đường ống tại 09 công trình cấp nước tập trung, tổng chiều dài đường ống khoảng 195km, có thể cấp nước cho hơn 6.224 hộ sử dụng.

Theo Sở NN-PTNT Cà Mau, trước mắt huy động lực lượng địa phương tham gia lắp đường ống nổi trên mặt đất và lắp vòi nước công cộng (vòi cách nhau khoảng 500m), để người dân có thể lấy nước sử dụng. Sau khi kết thúc đợt hạn hán, từng bước hoàn thiện toàn bộ đường ống để tiếp tục cung cấp nước phục vụ người dân sinh hoạt.

Còn 10.474 hộ thiếu nước thuộc nhóm 3 và 4, nguyên nhân là do các hệ thống nước nối mạng bị xuống cấp, nhu cầu sử dụng của người dân lại nhiều trong mùa khô nên không đủ đáp ứng khi người dân sử dụng đồng loạt.

Nếu nâng cấp, cải tạo, sửa chữa để đảm bảo cung cấp nước đầy đủ, phải có thời gian dài và nguồn kinh phí lớn. Vì vậy, người dân cần luân phiên thay nhau lấy nước để mọi người có nước sử dụng.

Huy động lực lượng địa phương tham gia lắp đường ống nổi trên mặt đất và lắp vòi nước công cộng, để người dân có thể lấy nước sử dụng. Ảnh: Trọng Linh.

Huy động lực lượng địa phương tham gia lắp đường ống nổi trên mặt đất và lắp vòi nước công cộng, để người dân có thể lấy nước sử dụng. Ảnh: Trọng Linh.

Trước đó, ngày 8/3, tại buổi làm việc với một số tỉnh ĐBSCL về hạn hán, xâm nhập mặn, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý hỗ trợ cho 5 tỉnh gồm Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Kiên Giang và Cà Mau mỗi tỉnh 70 tỷ đồng. Còn lại các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh và Bạc Liêu, mỗi tỉnh được hỗ trợ 60 tỷ đồng.

Số kinh phí trên nhằm thực hiện các giải pháp cấp bách như bơm nước, nạo vét kênh mương, đào ao, giếng trữ nước ngọt, kéo dài đường ống cấp nước sinh hoạt, mua thiết bị lọc, trữ nước, vận chuyển nước cho người dân…

Xem thêm
Uzbekistan mong muốn học hỏi kinh nghiệm Việt Nam trong sản xuất tơ tằm

Chiều 18/3, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tiếp ông Kasimov Elzat, Thứ trưởng Bộ Đầu tư và Thương mại Uzbekistan. 

Đồng Tháp đặt mục tiêu thành tỉnh kiểu mẫu trong xây dựng nông nghiệp sinh thái

Mục tiêu là biến Đồng Tháp trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp và trở thành trung tâm nông nghiệp, du lịch sinh thái của vùng ĐBSCL.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Rủ nhau đi hái lộc rừng

Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.