| Hotline: 0983.970.780

Cá ngừ rộng cửa vào Châu Âu

Thứ Bảy 10/10/2020 , 13:24 (GMT+7)

Hiệp định thương mại  tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam (EVFTA) đã mang đến triển vọng xuất khẩu cá ngừ từ Việt Nam sang EU trong những tháng cuối năm 2020.

Đó là chia sẻ Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tại Hội nghị Thúc đẩy sản xuất cá ngừ theo chuỗi, chống khai IUU và xuất khẩu cá ngừ vào thị trường Châu Âu theo Hiệp định EVFTA do Bộ NN-PTNT phối hợp UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức sáng 10/10.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, Hiệp định EVFTA thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ từ Việt Nam sang EU. Ảnh: KS.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, Hiệp định EVFTA thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ từ Việt Nam sang EU. Ảnh: KS.

Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Riêng đối với ngành thủy sản, việc xóa bỏ thuế quan trong EVFTA kỳ vọng tạo ra cơ hội to lớn cho xuất khẩu thủy sản.

Cụ thể, EU sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 86,5% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 3 năm; 90,3% trong vòng 5 năm và 100% trong vòng 7 năm. Đối với cá ngừ đóng hộp, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan 11.500 tấn.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, tận dụng lợi thế này, từ đầu tháng 8 đến nay xuất khẩu thủy sản có số lượng đơn hàng tăng đáng kể.

Tuy nhiên, để sẵn sàng cho EVFTA có hiệu lực, trong thời gian qua các doanh nghiệp thủy sản đã chuẩn bị hệ thống tiêu chuẩn, chứng nhận quốc tế, cập nhập thông tin hoạt động chế biến, logistics… để đáp ứng được nội dung đưa ra trong hiệp định này.

Đặc biệt, Việt Nam cũng đang huy động toàn bộ hệ thống chính trị, nỗ lực ở mức cao nhất để tháo gỡ thẻ vàng IUU, để đảm bảo phát triển bền vững và giữ uy tín của ngành thủy sản Việt Nam. 

Cũng như đặc biệt lưu ý đến việc cấm sử dụng chất chống ô xy hóa để bảo quản sản phẩm thức ăn thủy sản, hạn chế đến mức cao nhất đối với một số sản phẩm có nguồn gốc sinh vật gây bệnh nhất định.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến (thứ 2 từ trái sang) tham quan quy trình chế biến sản phẩm cá ngừ của Công ty TNHH Hải Vương. Ảnh: KS.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến (thứ 2 từ trái sang) tham quan quy trình chế biến sản phẩm cá ngừ của Công ty TNHH Hải Vương. Ảnh: KS.

Cũng theo Thứ trưởng, bên cạnh mặt hàng tôm, cá ngừ là một trong những mặt hàng xuất khẩu có giá trị kim ngạch cao của Việt Nam sang thị trường EU. Thêm vào đó, nhu cầu tiêu thụ cá ngừ đóng hộp tại nhà của người Châu Âu tăng mạnh do tác động đại dịch Covid-19.

“Hiệp định EVFTA với ưu đãi đặc biệt về thuế quan mở ra tiềm năng lớn hơn nữa cho các sản phẩm cá ngừ Việt Nam. Tính đến hết tháng 7/2020, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang thị trường EU đạt trung bình khoảng 10,5 triệu USD/tháng.

Kể từ sau khi EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, giá trị xuất khẩu cá ngừ đã tăng lên 11,4 triệu USD (tăng 8,6%) và tháng 9 là 11,9 triệu USD tăng 13,3% so với các tháng trước đó”, Thứ trưởng thông tin.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cùng đưa sản phẩm cá ngừ lên xe container để chuẩn bị xuất hàng sang thị trường EU. Ảnh: KS.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cùng đưa sản phẩm cá ngừ lên xe container để chuẩn bị xuất hàng sang thị trường EU. Ảnh: KS.

Cùng quan điểm, ông Lê Hữu Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, cho rằng, kể từ khi Hiệp định EVFTA được ký kết và có hiệu lực đã mở ra cơ hội và là lực đẩy rất lớn để các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam nói chung và của tỉnh Khánh Hòa nói riêng mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu mặt hàng cá ngừ.

Bởi hiện Thái Lan và Trung Quốc đang là hai quốc gia nắm giữ thị phần xuất khẩu lớn nhưng cả hai đều chưa ký kết Hiệp định thương mại tự do với EU và cũng không phải là thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Do đó, mặt hàng cá ngừ của Việt Nam có lợi thế về thuế so với các nước tại hai khu vực thị trường lớn là EU và thị trường các nước thành viên CPTPP.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dự lễ xuất khẩu cá ngừ của Công ty TNHH Hải Vương. Ảnh: KS.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dự lễ xuất khẩu cá ngừ của Công ty TNHH Hải Vương. Ảnh: KS.

Về vấn đề trên, đại diện Công ty TNHH Hải Vương - một doanh nghiệp chế biến, kinh doanh và xuất khẩu các sản phẩm từ thủy sản, đặc biệt là cá ngừ đại dương, có trụ sở tại khu công nghiệp Suối Dầu, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) xác nhận và cho biết, với 220 mặt hàng thủy sản có thuế suất cơ sở 0 - 22%, trong đó thuế cao từ 6 - 22% sẽ về 0% kể từ ngày 1/8.

Riêng cá ngừ đông lạnh dạng fillet và loin thuế suất cơ bản từ 18% sẽ được giảm về 0% theo lộ trình 3 năm; cá ngừ đóng hộp EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan là 11.500 tấn/năm.

Có thể nói đây là cơ hội để doanh nghiệp tăng cường mở rộng thị trường và tận dụng lợi thế cạnh tranh với đối thủ các nước như Thái Lan đang chịu mức thuế là 18-24%.

Dịp này, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã tham dự Lễ xuất khẩu cá ngừ vào thị trường Châu Âu theo hiệp định EVFTA tại Công ty TNHH Hải Vương.

Theo đại diện Công ty TNHH Hải Vương, tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2020 của doanh nghiệp là 181 triệu USD, trong đó thị trường EU là 46.8 triệu USD, bình quân 5.2 triệu USD/tháng. Đặc biệt, khi EVFTA có hiệu lực thì giá trị xuất khẩu trong 2 tháng 8 và 9/2020 sang EU của doanh nghiệp là 16 triệu USD, bình quân 8 triệu USD/tháng, tăng 1,5 lần so với bình quân của các tháng đầu năm.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm