| Hotline: 0983.970.780

Cà phê Robusta "lên hương"

Thứ Năm 28/06/2012 , 14:12 (GMT+7)

Giá cà phê Robusta cả tháng qua liên tục tăng lên, trong khi Arabica lại mất giá tới 20%...

Cà phê Arabica (chè) trồng nhiều ở Barzin, Colombia vốn được Mỹ, Châu Âu ưa chuộng vì độ thơm ngon, thì nay do kinh tế khó khăn họ đã quan tâm nhiều hơn đến cà phê Robusta (vối) được trồng chủ yếu ở VN vì giá rẻ gần phân nửa. Diễn biến này đã khiến giá cà phê Robusta cả tháng qua tăng lên, trong khi Arabica lại mất giá tới 20%...

Theo Bộ NN-PTNT, tổng kết trong tháng 6/2012, VN đã XK thêm 190 nghìn tấn cà phê, đưa tổng lượng cà phê XK từ đầu vụ đến nay đạt 1,1 triệu tấn, kim ngạch 2,3 tỷ USD. So với cùng kỳ năm trước tăng cả về lượng (26,5%) và giá trị (20,4%). Hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của VN là Đức (12,9%) và Hoa Kỳ (12,5%). Đồng thời, một số thị trường Châu Á có sự tăng trường rất mạnh và trở thành khách hàng đầy tiềm năng. Ngoài ra, thị trường cà phê Robusta và Arabica đang có sự chuyển dịch về tiêu dùng theo hướng có lợi cho những nước trồng cà phê Robusta như VN.


Cà phê Robusta của VN đang được người tiêu dùng lựa chọn vì giá rẻ

Cụ thể, trong quý đầu tiên của năm nay, NK cà phê Robusta vào Mỹ đã tăng 80% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, lượng NK cà phê Arabica vào nước này giảm còn chưa đầy 1/3 so với cùng kỳ. Xu hướng chuyển dịch sang sử dụng nhiều hơn cà phê Robusta giá rẻ bắt đầu từ năm 2011, khi tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến nhiều người tiêu dùng tìm đến với những thương hiệu cà phê giá rẻ hơn. Một DN làm trong ngành cà phê giải thích, việc người dân thắt lưng buộc bụng nhưng vẫn không phải từ bỏ thói quen uống cà phê hàng ngày đã giải thích tại sao cà phê Robusta đã tăng mạnh thị phần. Thực tế này cũng tác động trực tiếp lên các sàn giao dịch hàng đầu thế giới: Giá cà phê Arabica từ đầu năm đến nay đã giảm 20%, trong khi đó giá cà phê Robusta tăng trên 10%. Có được điều này còn do các hãng rang xay hàng đầu thế giới đã tìm cách đảm bảo “túi tiền” của mình bằng việc pha trộn Arabica với Robusta, đồng thời vẫn giữ được khách hàng bởi “chiêu” giảm giá bán.

Sự chuyển dịch tiêu dùng đó khiến cà phê Robusta của VN hưởng lợi khi giá bán “thậm thò” từ 38 – 39 triệu đồng/tấn, tăng lên 43 triệu đồng/tấn vào cuối tháng 5/2012 và hiện giảm chút ít còn khoảng 42 – 42,5 triệu đồng/tấn. Sự tăng tiêu dùng Robusta cũng thể hiện rất rõ khi hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của VN là Đức và Hoa Kỳ đều tăng trưởng cả về lượng và giá trị. Đáng chú ý nhất là thị trường Indonexia tăng trưởng đột biến gấp 8 lần so với cùng kỳ năm 2011.

Theo Hiệp hội Cà phê – Ca cao VN (Vicofa), một nghiên cứu mới đây cho thấy, dù kinh tế thế giới gặp khó khăn nhưng lượng tiêu dùng cà phê toàn cầu không hề có dấu hiệu giảm xuống và sản lượng cà phê lại đang nỗ lực để có thể đáp ứng được cầu. Trong bốn năm qua, cán cân cung - cầu cà phê của thế giới đang rơi vào tình trạng thiếu hụt, lượng hàng tồn kho cà phê toàn cầu tiếp tục sụt giảm. Vì thế, giá cà phê của VN tăng còn được hỗ trợ bởi nỗi lo nguồn cung Robusta trên thế giới hạn hẹp, trong khi nhu cầu ngày càng cao. Ngoài ra, do ảnh hưởng của thời tiết, dự báo sản lượng cà phê XK vụ 2012/2013 sắp tới của VN sẽ giảm khoảng 15%. Trong khi người nông dân trồng cà phê sau nhiều “bài học” đắng đã dần có tinh thần hợp tác, kỷ luật hơn trong việc hạn chế bán tháo ồ ạt. Việc nâng cao khả năng trữ hàng, điều tiết lượng bán ra chờ giá cao đã phần nào được đồng tình thực hiện, khiến các nhà NK rang xay buộc phải đẩy giá thu mua cà phê Robusta của VN.

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hoàng Anh Gia Lai sẽ trồng thêm 2.000ha chuối trong năm 2024

TP.HCM Bầu Đức cho biết, năm 2024 không thoái vốn, cố gắng xóa nợ và rất thận trọng trong đầu tư, tiếp tục kiên trì với 'hai cây, một con' gồm chuối, sầu riêng và heo.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất