| Hotline: 0983.970.780

Cà phê Sơn La tỏa ngát hương thơm ở thị trường châu Âu

Thứ Năm 19/11/2020 , 16:54 (GMT+7)

Biến tiềm năng, lợi thế thành sản phẩm cây trồng chủ lực, các sản phẩm cà phê OCOP 4 sao của Sơn La nhanh chóng chinh phục thị trường châu Âu.

Đời sống người dân được cải thiện nhờ có cây cà phê.

Đời sống người dân được cải thiện nhờ có cây cà phê.

Biến tiềm năng thành cây trồng chủ lực

Được một người dân địa phương mang về trồng một cách tình cờ tại vùng đất Sơn La cách đây hơn 70 năm, giống cà phê Arabica (còn được gọi là cà phê chè) đã và đang khẳng định được vị thế của loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân tại nhiều khu vực vùng cao của tỉnh.

Cây cà phê  giúp người nông dân gia tăng thu nhập, cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần quan trọng trong chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện thắng lợi mục tiêu Xây dựng nông thôn mới ở Sơn La.

Là loại cà phê có chất lượng ngon hàng đầu thế giới, cà phê Arabica thích nghi trồng ở vùng núi ở độ cao khoảng 1.500 mét so với mực nước biển. Với lợi thế địa hình núi đồi trùng điệp, Sơn La rất phù hợp để quy hoạch phát triển mở rộng diện tích cây cà phê Arabica. Theo đánh giá của một số chuyên gia, chất lượng cà phê ở đây tương đương với sản phẩm cùng loại tại vùng Sao Paulo Brasil.

Tận dụng những lợi thế sẵn có về địa hình, khí hậu đó, những năm qua lãnh đạo tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý, phối hợp với các địa phương, đề ra các chính sách khuyến khích phát triển như hỗ trợ vật tư, kỹ thuật mở rộng quy mô sản xuất, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Nhiều sản phẩm cà phê Sơn La đã trở thành thương hiệu trên thị trường.

Nhiều sản phẩm cà phê Sơn La đã trở thành thương hiệu trên thị trường.

Qua đó, cây cà phê đã trở thành loại cây trồng chủ lực dần thay thế một số loại cây trồng kém hiệu quả trên địa hình đồi núi dốc như ngô, sắn... Đến nay diện tích cà phê Arabica được trồng tại Sơn La chiếm 2/3 trên tổng diện tích khoảng 35 nghìn ha của cả nước.

Các sản phẩm nông sản của Sơn La như: Na, bưởi, cam, bơ… và các sản phẩm OCOP của Sơn La là những mặt hàng chủ lực của Sơn La vừa tham gia Tuần hàng nông sản an toàn tỉnh Sơn La tại Hội chợ OCOP tỉnh Quảng Ninh năm 2020. Đây là hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX kết nối lại thị trường tiêu thụ, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và thúc đẩy phát triển sản xuất tiêu thụ nông sản và sản phẩm OCOP.

 

Đưa sản phẩm OCOP 4 sao của Sơn La sang châu Âu

Để đưa các sản phẩm cà phê Arabica tại Sơn La đến với thị trường và người tiêu dùng, những năm vừa qua, trên địa bàn tỉnh đã có một số đơn vị, doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu ấn tượng trên thị trường tiêu thụ ở trong và ngoài nước như thương hiệu Blue Son La của doanh nghiệp Phúc Sinh hay như sản phẩm cà phê Minh Châu của Công ty cà phê Sơn La. Đặc biệt là các sảm phẩm HTX cà phê Bích Thao bản Hoàng Văn Thụ, xã Hua La, thành phố Sơn La, mặc dù mới thành lập được hơn 3 năm tuy nhiên các sản phẩm của HTX đã được Hội đồng OCOP đánh giá rất cao.

Sản phẩm đứng trong top 10 tại cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam năm 2020

Sản phẩm đứng trong top 10 tại cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam năm 2020

Cụ thể, tại kết quả đánh giá xếp hạng sản phẩm tham gia OCOP tỉnh Sơn La năm 2019, sản phẩm Cà phê bột nguyên chất của HTX cà phê Bích Thao đã được Hội đồng chấm số điểm cao nhất trong số các sản phẩm tham gia, được công nhận là sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

Tháng 10 vừa qua, sản phẩm cà phê bột của HTX cà phê Bích Thao tiếp tục được ghi nhận và đánh giá cao khi được chọn làm sản phẩm OCOP tiêu biểu của Sơn La được đưa ra Hội đồng đánh giá chuyên ngành để đánh giá, phân hạng 43 sản phẩm OCOP có tiềm năng đạt 5 sao của cả nước năm 2020.

Xuất phát từ một người nông dân trồng cà phê – Ông Thao luôn trăn trở và mong mỏi đưa cà phê Sơn La một tầm cao mới giúp bà con ở địa phương tháo gỡ khó khăn trong sản xuất.

HTX Bích Thao là một trong những đơn vị đi đầu trong việc áp dụng những khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến cà phê, phát triển sản phẩm theo chuỗi khép kín từ khâu làm đất, trồng, chăm sóc, chế biến, xây dựng thương hiệu đến khi tiêu thụ.

Liên vụ 2018 – 2019 và 2019 2020 HTX Bích Thao đã đưa thêm giống mới THA1 và mở rộng diện tích canh tác thêm 35ha, liên kết sản xuất với 482 hộ nông dân với diện tích trên 1000ha.

Vụ cà phê 2019 -2020 HTX Bích Thao đã thu mua chế biến trên 5.000 tấn của các hộ dân trồng tại địa bàn thành phố Sơn La và huyện Mai Sơn. Ngoài ra, trung bình hàng năm HTX  ký kết hỗ trợ tiêu thụ từ 2.000 đến 4.000 tấn cà phê tươi cho các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Các sản phẩm cà phê của HTX Bích Thao ngoài tiêu thụ tại thị trường nội địa còn phục vụ xuất khẩu ra các thị trường khó tính tại châu Âu như Đức, Pháp, Mỹ... Do vậy, các sản phẩm của HTX sản xuất luôn phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Châu Âu.

Đặc biệt, sản phẩm cà phê mật ong được chế biến theo phương pháp mới khi sản phẩm thu hái là 100% quả chín, không sử dụng nước, phơi trong nhà kính được khách hàng từ Đức, Pháp, Mỹ... đánh giá cao về hương vị và chất lượng...

Đến nay, tỷ lệ sản phẩm cà phê OCOP xuất khẩu của HTX Bích Thao chiếm 80% tổng sản phẩm xuất bán ra thị trường. Vừa qua, một nhà máy chế biến cà phê xuất khẩu với dây chuyền hiện đại được HTX Bích Thao đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động. Ước tính vụ cà phê 2020 -2021 nhà máy sản xuất khoảng 3.000 đến 3.500 tấn cà phê nhân, tạo công ăn việc làm liên tục cho khoảng 45 nhân công.

Theo ông Thao - Chủ tịch HTX cà phê Bích Thao, Cà phê Arabica Sơn La có hương vị khác biệt so với cà phê khu vực Tây Nguyên bởi nó có độ đắng nhẹ và có hương vị của các loại trái cây đặc trưng địa phương như xoài, chuối... Vì thế nó là sản phẩm được nhiều khách hàng nước ngoài, đặc biệt là người tiêu dùng châu Âu đánh giá rất cao. Mặc dù đem lại giá trị kinh tế cao, nhưng xã viên luôn gặp khó khăn khi mở rộng quy mô sản xuất do chi phí đầu tư vào sản xuất, chế biến vượt cần nguồn kinh phí lớn, vượt khả năng của họ.

Với sự tâm huyết và tình yêu dành cho hạt cà phê cùng sự sáng tạo, quyết tâm của những người con Đất Sơn La như giám đốc HTX cà phê Bích Thao đã góp phần không nhỏ vào đưa các sản phẩm cà phê OCOP 4 sao của Sơn La ra thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế, khẳng định và nâng tầm thương hiệu cà phê OCOP của tỉnh Sơn La.

Ông Nguyễn Thành Công - Giám đốc Sở NN- PTNT, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Sơn La:

Tiềm năng, lợi thế làm sản phẩm OCOP của tỉnh Sơn La còn rất lớn. Trong năm 2020, tỉnh quyết tâm có 17 sản phẩm được xếp hạng OCOP cấp tỉnh và trên 30 sản phẩm được xếp hạng OCOP cấp huyện. Qua đó, từng bước đáp ứng thị hiếu của nười tiêu dùng và nhu cầu của người tiêu dùng.

Thời gian qua, Chương trình OCOP đã được tỉnh Sơn La đã triển khai khá bài bản và quyết liệt. Tuy nhiên, nguồn lực thực hiện Chương trình OCOP còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh tham gia làm sản phẩm OCOP gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn. Do đó, chúng ta cần tập trung tháo gỡ những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Chương trình OCOP để tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm