| Hotline: 0983.970.780

Cá sông Mã chết dạt vào bờ

Thứ Sáu 03/04/2020 , 06:33 (GMT+7)

Cá trên sông Mã, đoạn qua huyện Bá Thước bắt đầu chết từ sáng 1/4 và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Người dân thị trấn Cành Nàng cho hay, cá chết đa phần là cá lăng, cá ké, trắm, trôi… Không chỉ cá tự nhiên mà cá lồng nuôi của người dân cũng chết với số lượng lớn. Tiếc của,  người dân địa phương chạy thuyền vớt những con lớn đem bán hoặc làm thức ăn.

Nước sông Mã, đoạn đi qua Bá Thước đổi màu đen bất thường trước khi cá chết. Ảnh: Người dân cung cấp.

Nước sông Mã, đoạn đi qua Bá Thước đổi màu đen bất thường trước khi cá chết. Ảnh: Người dân cung cấp.

Bà Nguyễn Thị Hương (45 tuổi, thị trấn Cành Nàng) có ba lồng cá ven bờ sông. Theo bà Hương, đến nay các lồng cá đã chết non nửa: “Cá cứ ngoi lên bờ, vẫy vài cái rồi chết nổi trắng bụng. Gia đình tôi vớt cá lên thùng, sục ô xy nhưng không cứu được. Những con lớn, tôi mang ra chợ bán rẻ mong vớt vát đồng vốn”.

Bình thường cá lăng bà Hương bán 500 nghìn/kg nhưng nay chỉ bán tháo còn trên dưới 100 nghìn đồng. Nhiều con chết ươn, nổ bụng không bán được, chỉ vớt ném đi…

Tình trạng cá tôm chết còn được ghi nhận trên sông Mã, thuộc huyện Bá Thước, kéo dài gần 20 km đi qua các xã Thiết Ống, Thiết Kế, Ái Thượng, Điền Lư…

Theo người dân địa phương, hiện tượng cá chết có thể do các nhà nhà máy sản xuất tăm đũa hoặc vàng mã ở thượng nguồn xả thải bởi trước đó nước sông đổi màu đen kịt, bốc mùi hô thối, nổi bọt trắng.

Đây không phải là lần đầu tiên ghi nhận hiện tượng cá chết bất thường trên sông Mã qua huyện Bá Thước. Theo người dân, dịp này năm 2019, hàng chục lồng cá nuôi của người dân ở đây cũng chết sạch. Có hộ mất hết vốn liếng phải bỏ nghề nuôi cá lồng.

Cá, các loài thủy sinh chết dạt vào bờ. Ảnh: Người dân cung cấp.

Cá, các loài thủy sinh chết dạt vào bờ. Ảnh: Người dân cung cấp.

Ông Võ Minh Khoa, Phó chủ tịch huyện Bá Thước cho biết, huyện đang thành lập đoàn công tác ghi nhận tình hình cá chết, thống kê thiệt hại và phối hợp với cơ quan chức năng làm rõ nguyên nhân. Hiện UBND huyện Bá Thước vẫn chưa có số liệu chính thức về thiệt hại.

Cũng theo ông Khoa, sáng 1/4, trên địa bàn có mưa lớn, có thể cơ sở sản xuất nào đó đã lén xả nước thải ra sông. Theo ông Khoa, tình trạng ô nhiễm nước thải từ các nhà máy dọc bờ sông mã ở huyện Quan Hoá và Bá Thước đã từng được phản ánh đến ngành tài nguyên nhiều lần song chưa được xử lý dứt điểm.

Trước đó, vào ngày 16/3, hiện tượng cá chết cũng xẩy ra trên sông Chu, đoạn qua huyện Thọ Xuân khiến nhiều hộ nuôi cá lồng thiệt hại nặng. Theo người dân, trước khi cá chết, nước sông cũng đen kịt và nổi bọt trắng. Người dân ở đây cũng cho rằng, nguyên nhân là do một số nhà máy mía đường, tinh bột sắn trên địa bàn xả thải làm ô nhiễm môi trường nước khiến cá chết hàng loạt.

Ngay sau đó, lực lượng chức năng đã lấy mẫu nước xét nghiệm truy tìm nguyên nhân nhưng vẫn chưa có kết luận cuối cùng.

Xem thêm
Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Tình nguyện hiến đất làm kè chống sạt lở bờ sông

Hà Tĩnh Hơn 30 hộ dân ở huyện Hương Khê đã tình nguyện hiến hàng nghìn m2 đất làm dự án kè chống sạt lở bờ sông Ngàn Sâu, góp phần phòng chống thiên tai hiệu quả.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.