| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất lúa tiên tiến, tiết kiệm nước

Thứ Ba 15/12/2020 , 06:45 (GMT+7)

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa đưa vào vận hành dự án Cánh đồng lớn Mỹ Đông áp dụng sản xuất lúa tiên tiến, tiết kiệm nước, ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0.

Dự án thuộc HTX Dịch vụ nông nghiệp Mỹ Đông 2, thuộc xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười có tổng diện tích 170 ha, được khởi công vào tháng 11/2017 và hoàn thành vào tháng 9/2019.

Dự án cánh đồng lớn Mỹ Đông nông dân sử dụng máy cấy lúa 3 trong 1 với chức năng cấy lúa, bón phân và phun thuốc cùng một lúc. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Dự án cánh đồng lớn Mỹ Đông nông dân sử dụng máy cấy lúa 3 trong 1 với chức năng cấy lúa, bón phân và phun thuốc cùng một lúc. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Các hạng mục đầu tư của dự án bao gồm: Trạm bơm điện xây dựng bằng bê tông cốt thép, tưới, tiêu cho 170 ha đất sản xuất lúa. Kênh bê tông có chiều dài 4.317m, dẫn nước tưới từ trạm bơm đến ruộng lúa, đồng thời tiêu thoát nước trong mùa mưa lũ. Hệ thống quan trắc mực nước từ xa bằng điện thoại di động để vận hành máy bơm và hệ thống cửa van điều tiết nước trong quá trình tưới tiêu, xây dựng các tuyến đường giao nội đồng bằng đan, chiều rộng 3m, dày 12cm, tải trọng 6 tấn, tổng chiều dài đường 3.608m.

Dự án còn sử dụng phân bón thông minh kết hợp với ống cảm biến canh tác ướt - khô xen kẽ, giúp giám sát mực nước trên bề mặt ruộng một cách tự động, giúp tiết kiệm 40% nước so với sản xuất truyền thống.

Trong công tác quản lý dịch bệnh đã ứng dụng hệ thống giám sát sâu rầy thông minh. Hệ thống thu thập, đưa ra số liệu, biểu đồ so sánh ở nhiều khung thời gian. Các dữ liệu này sẽ hỗ trợ cho việc xuống giống hoặc là dự báo cho nông dân thời điểm phòng trừ sâu bệnh.

Đồng thời, dự án còn áp dụng cơ giới hóa trong khâu sản xuất như: Sử dụng máy cấy lúa "3 trong 1" với chức năng cấy lúa, bón phân và phun thuốc cùng một lúc. Đặc biệt sử dụng phân bón thông minh, chỉ bón một lần cho cả vụ nên tiết kiệm cả chi phí lẫn công lao động.

Áp dụng máy sạ “2 trong 1” giúp nông dân kết hợp vừa sạ giống, vừa vùi phân; sử dụng thiết bị bay để phun thuốc bảo vệ thực vật với năng suất cao gấp 20 lần so với phun xịt thủ công, nông dân tiết kiệm được 30% lượng thuốc bảo vệ thực vật so với truyền thống. Quan trọng hơn cả là đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Sản xuất lúa trong cánh đồng lý tưởng ở Đồng Tháp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sản xuất lúa trong cánh đồng lý tưởng ở Đồng Tháp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bên cạnh đó, nông dân thực hiện dự án đã ứng dụng máy cuộn rơm nhằm thu hoạch rơm trên ruộng để tăng hiệu quả kinh tế. Trong khâu quản lý sản xuất, mô hình đã ứng dụng thiết bị di động ghi chép nhật ký thông qua phần mềm nhật ký điện tử và mã QR code được công bố ngay trên đồng ruộng. Điều này, hỗ trợ cho việc liên kết tiêu thụ nông sản.

Ông Bùi Văn Sơn, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tháp Mười cho biết: Mô hình sản xuất lúa sử dụng phân bón thông minh áp dụng đồng bộ nhiều khâu trong một máy cơ giới gồm cấy lúa, bón phân vùi theo gốc lúa, kết hợp phun xịt thuốc diệt cỏ dại tiền nảy mầm, diệt ốc với thời gian nhanh gọn, dễ dàng áp dụng biện pháp quản lý dịch tổng hợp IPM. Đồng thời, phân bón chậm tan được vùi trong đất nên được đất giữ lại, giảm lượng phân bón bốc hơi, rửa trôi, phân được vùi nên giúp bộ rễ ăn sâu.

Nếu sử dụng mô hình này vào cấy lúa sẽ phục hồi nhanh, phát triển tốt, mọc chồi hơn 24 tép/bụi, lúa cứng cây, không đổ ngã khi gặp gió mưa. Hơn nữa, lúa sau khi thu hoạch rất đồng đều nên khi bán có giá cao hơn ruộng lúa thường vài trăm đồng/kg. Ngoài ra còn giảm thất thoát, chi phí thu hoạch. Mô hình giúp nông dân giảm chi phí vật tư đầu vào, nhân công lao động, lượng giống còn 60kg/ha, số lượng phân bón 300kg/ha, giảm số lần phun thuốc BVTV trước 40 ngày sau cấy và không sử dụng thuốc trừ bệnh trong 20 ngày trước khi thu hoạch... 

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: Dự án cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết kiệm nước, ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0 có sự tham gia đầy đủ của đại diện chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo gồm nông dân, doanh nghiệp, nhà khoa học và mong muốn các chủ thể của chuỗi liên kết tiếp tục gắn kết để phát triển ngành hàng lúa gạo.

Xem thêm
Ireland lạc quan tiềm năng mở rộng sản phẩm thực phẩm, đồ uống tại Việt Nam

Giám đốc điều hành Bord Bia nhấn mạnh, Ireland là quốc gia nổi bật về sản xuất xanh và các tiêu chuẩn khắt khe về tính sạch sẽ, an toàn, bền vững của thực phẩm.

Năm tuyển sinh đặc biệt của Trường Đại học Lâm nghiệp

HÀ NỘI Trường Đại học Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) tổ chức lễ nhập học cho tân sinh viên khóa K69 trong không khí rộn ràng của chuỗi sự kiện kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường.

BAF Việt Nam được vinh danh 2 giải thưởng tại Vietstock Awards 2024

BAF Việt Nam được vinh danh doanh nghiệp chăn nuôi tiêu biểu về công nghệ xử lý, quản lý chất thải chăn nuôi và doanh nghiệp tiêu biểu về chăn nuôi an toàn sinh học.

Giới đầu tư săn tìm biệt thự ven biển Hạ Long khi nguồn cung nhỏ giọt

QUẢNG NINH Quỹ đất trực vịnh Hạ Long ngày càng khan hiếm khiến nguồn cung biệt thự ven biển ít ỏi, nhiều nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội từ dòng sản phẩm này.

Bình luận mới nhất