| Hotline: 0983.970.780

Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc mai Tết

Thứ Sáu 12/01/2024 , 09:36 (GMT+7)

Chăm sóc mai Tết được nhà vườn và người chơi mai đặc biệt quan tâm để làm sao mai cho nhiều bông, bông to, bền đẹp, cây khoẻ mạnh vào đúng những ngày Tết.

Từ lâu, thú chơi mai đã được nhiều người biết đến, để có một cây mai đẹp ra hoa đúng Tết, hoa đẹp, lâu tàn thì cần một năm chăm sóc. Khi những cành mai đã trụi lá khoe những thân cây sần sùi, rồi từ từ ló ra nhưng nụ hoa xanh biếc hoặc những mầm lá hồng hồng, thì ai cũng biết mùa xuân đang đến.

Cây mai đã gắn liền với người dân Việt Nam. Mai tượng trưng cho sự thịnh vượng, hạnh phúc và may mắn. Mai có vóc dáng thanh tú, lã lướt của cây trúc, nhưng cũng có thể mang dáng vẻ uy nghi của cây tùng, cây bách. Để tạo dáng cây mai đẹp có khi mất đến 3 - 5 năm mới thành công. Kỹ thuật trồng mai là hết sức cần thiết đối với những người chơi hay kinh doanh mùa Tết.

Tưới nước

Để cây mai nở đúng Tết, nước tưới là yếu tố hết sức quan trọng. Mỗi địa phương, mỗi vùng có mùa mưa và mùa khô thay đổi, nước tưới cũng phải thay đổi theo cho phù hợp.

- Cây trồng chậu: mùa khô tưới 2 lần/ngày, mùa mưa mỗi ngày tưới 1 lần.

- Cây trồng đất: mùa khô, ngày tưới 1 đến 2 lần, mùa mưa có thể 1 - 2 ngày tưới một lần.

Cần lưu ý trong cả hai trường hợp khi mùa mưa sắp dứt, phải tưới đẫm nước mỗi ngày cho đến tháng 12 âm lịch mới giảm dần lượng nước tưới, 2 ngày tưới một lần chuẩn bị lặt lá mai. 

Nhổ cỏ

Nhổ cỏ dại thường xuyên để tránh tình trạng cỏ tranh chấp chất dinh dưỡng với cây mai, trung bình từ 45 - 60 ngày/lần.

Phòng trừ sâu, bệnh hại

- Sâu đục thân: Đây là loại sâu làm cây bị hư hại nặng nhất, thiếu quan sát, cây mai dễ bị chết cành hoặc chết cả cây, mỗi sáng quan sát vườn nên chú ý xung quanh gốc mai có những bột gỗ xuất hiện không, nếu có phải xem xét thân cây có lỗ nhỏ, số lượng nhiều ít, dùng kẽm chọc vào lỗ hoặc dùng thuốc trừ sâu bơm thẳng vào lỗ mọt. Biện pháp ngừa tốt nhất là dùng gà nòi 4GR hay Sago super 3 GR rải đất 3 tháng/lần.

- Rầy, rệp các loại: Như rầy bông, rệp sáp… chích hút nhựa làm lá bị xoắn vàng, chết cành. Cần lưu ý các loại rầy, rệp là tác nhân truyền bệnh siêu vi trùng. Do đó phải chú ý phòng trị, nếu bị ít có thể dùng Osago 80 WG theo liều chỉ định, nếu rầy quá nhiều, pha hỗn hợp  Osago 80 WG + SK Enspray 99 EC, quan sát nếu rầy chết thì ngưng.

- Các loại sâu ăn lá khác như: Sâu tơ, sâu nái… phun thuốc sâu như Secsaigon 25 EC, Fenbis 25 EC pha chung với dầu khoáng SK Enspray 99 EC…

Các sản phẩm phòng trị bệnh hiệu quả giúp mai phát triển cho hoa tốt của Công ty CP BVTV Sài Gòn - SPC.

Các sản phẩm phòng trị bệnh hiệu quả giúp mai phát triển cho hoa tốt của Công ty CP BVTV Sài Gòn - SPC.

Bệnh hại

- Nấm hồng: Khá nguy hiểm cho cây, nấm làm cháy lá, khô cành, sử dụng: Saizole 5SC hay Vanicide 5SL

- Các loại nấm làm cháy lá: Dùng Mexyl MZ 72 WP, Alpine 80 WP.

- Bệnh do thiếu vi lượng: Đây là bệnh do sinh lý do cây cần những loại vi lượng Bo, Mg, Mn,… có thể dùng Fertigonia…

Chăm sóc mai sau tết

Mặc dù cây mai có thể chịu nhiều loại đất khác nhau nhưng cây không chịu được đất phèn và đất bị ngập úng nước. Do đó nên chọn đất tơi xốp, nhiều dinh dưỡng độ pH thích hợp từ 5,5 trở lên. Nếu cây trồng trong chậu lâu năm có thể thay đất bằng đất sạch Peat 1 và bón thêm phân hữu cơ hoai mục như phân gà Nhật Bản.

Nếu trồng mai trực tiếp có thể chọn đất thịt nhẹ hoặc thịt trung bình, lên luống, làm rãnh thoát nước kỹ trước khi trồng, không được trồng ở những vùng đất trũng, thấp, dễ bị úng nước.

Xem thêm
Tiềm năng làm sạch đất trồng nhiễm Cadimi nhờ sức mạnh của thực vật

Một số loài cây có thể hút và lưu giữ kim loại nặng, gồm chì, Cadimi, asen… không chỉ giúp làm sạch đất ô nhiễm mà còn cho phép thu hồi các kim loại quý.

Doanh nghiệp đồng loạt kiến nghị về thuế khô dầu đậu tương

Nhiều doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi vừa cùng gửi văn bản nêu những vướng mắc về mã số hàng hóa của mặt hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi.

Toàn Thắng Corporation hợp tác chiến lược với Hannam Bio Hàn Quốc

Toàn Thắng Corporation và Hannam Bio sẽ hợp tác trong phát triển sản xuất vi sinh vật có lợi, tăng năng lực cạnh tranh, đóng góp vào sự phát triển bền vững ngành thủy sản.