| Hotline: 0983.970.780

Phòng trừ bệnh thán thư hại ớt

Thứ Sáu 01/12/2023 , 10:20 (GMT+7)

Bệnh thán thư hay còn gọi là nổ trái, thối trái, khô trái trên ớt xảy ra khá phổ biến và nguy hiểm, làm giảm năng suất, chất lượng, và tăng chi phí sản xuất.

Ớt là cây trồng cho giá trị kinh tế cao, vì vậy thường được đầu tư thâm canh cao. Nhưng việc tăng cường đầu tư thâm canh không hợp lý sẽ dễ tạo điều kiện cho nhiều sâu bệnh hại phát sinh phát triển, trong đó thán thư là một trong những dịch hại phổ biến và nguy hiểm nhất trên cây ớt. Bệnh này đã làm cho những người sản xuất ớt gặp không ít khó khăn, làm giảm đáng kể năng suất và chất lượng, làm tăng chi phí sản xuất.

Bệnh thán thư hay còn gọi là nổ trái, thối trái, khô trái trên ớt.

Bệnh thán thư hay còn gọi là nổ trái, thối trái, khô trái trên ớt.

Triệu chứng

Bệnh có thể gây hại trên các bộ phận của cây ớt, tuy nhiên phổ biến nhất là trên trái ớt. Ban đầu vết bệnh hình bầu dục và hơi lõm vào, sau đó vết bệnh phát triển lớn dần và lan rộng ra, trên vết bệnh đôi khi ta thấy xuất hiện những vòng đồng tâm. Lúc đầu vết bệnh màu xanh đậm sau đó biến đổi thành nâu hay đen, khi nặng có thể làm cả trái bị thối khô teo tóp. Đối với giống nhiễm, bệnh tấn công và làm thối cả trái non. Bệnh nặng có thể làm trái thối hàng loạt thậm chí không cho thu hoạch.

Tác nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát triển: Bệnh do nấm Colletotrichum spp gây ra.

Điều kiện phát sinh phát triển: Không vệ sinh tàn dư cây trồng vụ trước, hoặc cỏ dại quanh vườn khi trồng. Trồng bằng giống nhiễm, với mật độ dày, bón phân không cân đối và bị dư đạm, thiếu vi lượng, để vườn ớt rậm rạp. Thoát nước không tốt sau khi mưa hay tưới. Trong mùa mưa, thời tiết nóng và ẩm độ cao, ít nắng, nhiều mây là điều kiện để nấm phát triển.

Các loại thuốc và phân sử dụng hiệu quả cho cây ớt của Công ty CP BVTV Sài Gòn - SPC.

Các loại thuốc và phân sử dụng hiệu quả cho cây ớt của Công ty CP BVTV Sài Gòn - SPC.

Các biện pháp phòng trừ cho hiệu quả cao

Cần áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp, cụ thể: Vệ sinh ruộng vườn, tiêu hủy tàn dư cây trồng vụ trước.

- Sử dụng giống kháng bệnh. 

- Trồng với mật độ thích hợp và xử lý cỏ dại để luôn tạo cho ruộng ớt thông thoáng.

- Tưới tiêu nước hợp lý, không thường xuyên để ruộng ớt quá ẩm thấp.

- Bón phân cân đối hợp lý, đầy đủ trung-vi lượng và không được dư đạm. Sử dụng phân bón lá TANO-601.

- Nếu thấy bệnh chớm xuất hiện thì cần phun bằng CLEARNER 75WP, liều lượng 60g/ bình 20-25 lít nước, phun 400-500 lít nước/ ha.

- Khi ruộng ớt hay vùng trồng ớt thường bị bệnh nặng thì nên luân canh với cây trồng khác để làm giảm áp lực bệnh hại.

Xem thêm
Phân bón Con Cò Vàng 'tố' nhiều công ty xâm hại nhãn mác

Phân bón Con Cò Vàng vừa có công văn kêu cứu tình trạng nhiều công ty làm nhái, sử dụng trái phép mã số phân bón, danh mục lưu hành phân bón...của mình.

Những hiểu lầm về độ đạm trong thức ăn chăn nuôi

Người chăn nuôi thường cho rằng, thức ăn có hàm lượng đạm cao hơn sẽ cho hiệu quả cao hơn, nhưng đây là quan điểm hoàn toàn không chính xác.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?