| Hotline: 0983.970.780

Các Cty cao su miền Trung thiệt hại nặng nề, nhiều hộ nhận khoán trắng tay

Thứ Ba 19/09/2017 , 07:40 (GMT+7)

Hàng chục ngàn ha cao su, keo tràm, các vườn cây ăn quả… của nhiều vùng miền Trung xem như xóa sổ.

Riêng các Cty cao su từ Thanh Hóa đến Quảng Trị, thiệt hại rất nặng.

16-21-36_img20170916090543_1
Bão xóa sổ cả vườn cây  cao su10 ha

Theo Q.Tổng Giám đốc Cty cao su Thanh Hóa Đỗ Viết Dương, địa phương tuy chỉ bị ảnh hưởng mức độ nhẹ của hoàn lưu bão, thế nhưng gió bão có lúc giật cấp 8-9 cộng với mưa to đã ảnh hưởng đến một số công trình cơ sở hạ tầng, vườn cây.

Gần 300 cây cao su đang trong thời kỳ khai thác mủ bị đổ gãy. Một số tuyến đường, cầu cống bị xói lở, hư hỏng, nhà ở công nhân bị ảnh hưởng. Ông Dương chia sẻ, đối với Cty chúng tôi thế là còn may, tâm bão không vào, thiệt hại không đến nỗi. Nhưng đối với các Cty phía trong như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, thiệt hại rất nặng.

Tại Cty Cao su Hà Tĩnh, Tổng giám đốc Nguyễn Khánh Toàn cho biết: Đầu năm đến nay, đây là lần thứ hai bão đổ bộ vào, nhiều diện tích cao su đang trong kỳ khai thác mủ bị đổ gãy ngang thân, nhìn vườn cây mà đau xót quá, thương công nhân một nắng hai sương, lặn lội chăm sóc vườn cây chờ ngày thu hoạch nay tay trắng. Do gió lớn cấp 10-11, có những lúc gió giật lên cấp 13-14 gây thiệt hại trực tiếp các vườn cây cao su, rừng trồng và tài sản khác của Cty cũng như của cán bộ công nhân viên. 33 nhà làm việc của các nông trường bị sập và tốc mái, 8 nhà kho chứa mủ cao su bị hư hỏng nặng, 265 ngôi nhà ở của cán bộ, công nhân viên bị sập và bị tốc mái, trong đó có khoảng 40 nhà bị bão phá hủy.

Có 108.798 cây cao su đang khai thác bị đổ gãy hoàn toàn, 127.122 cây thuộc diện KTCB cũng bị đổ gãy, hơn 607,87 ha rừng trồng nguyên liệu như keo, tràm bằng nguồn vốn vay tỷ lệ thiệt hại lên tới 40 - 50%, diện tích rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách bị thiệt hại tỷ lệ trên 70%. 

Tại vườn cây cao su đội 2, thuộc nông trường Truông Bát, Cty Cao su Hà Tĩnh. Chúng tôi ai cũng sững sờ trước sự tàn phá khủng khiếp của bão số 10. Cả vườn cây được trồng từ năm 1997, Cty đưa vào khai thác hơn 10 năm nay, bình quân sản lượng mủ luôn đạt từ 1,2-1,5 tấn/ha/năm, đã bị bão quật gãy đổ san bằng hàng trăm ha.

16-21-36_img20170916083057
Toàn cảnh vườn cây cao su Cty cao su Hà Tĩnh bị gãy đổ

Công nhân Mai Anh, hộ nhận khoán, chăm sóc bảo vệ vườn cây thuộc công nhân đội 2 nói trong tuyệt vọng: Thế là hết, cả vườn cây 10 ha Cty giao cho chăm sóc, bảo vệ, khai thác, nay bão quật gãy đổ đến trên 90% xem như xóa sổ, bây giờ cuộc sống của vợ chồng, con cái biết làm gì mà sống. Công nhân Võ Thị Liên ngồi khóc tức tưởi dưới gốc cao su, bởi bò chết, nhà cửa bị hư hỏng, toàn bộ diện tích cao su và rừng trồng nguyên liệu bị bão cuốn sạch.

Giám đốc nông trường Truông Bát Mai Xuân Quyền cho biết, có 25.515 cây cao su đang kỳ khai thác bị đổ gãy hoàn toàn, 17.286 vườn cây KTCB cũng bị đổ nghiêng, nhiều diện tích rừng trồng nguyên liệu bị đổ gãy, trên 20 nhà công nhân bị hư hại nặng nề. Ngoài nông trường Truông Bát các nông trường khác như nông trường Hàm Nghi, nông trường Phan Đình Phùng, nông trường Thanh Niên, nông trường Can Lộc… tất cả đều chung số phận.

Tại Cty cao su Hương Khê (Hà Tĩnh), Tổng Giám đốc Cty Trần Thanh Hà cho biết thiệt hại trên dưới 100ha.

Cty cao su Quảng Trị, có trên 120 ha cao su bị gãy đổ.

Tại Quảng Bình, hàng ngàn hecta cao su tiểu điền của nhân dân bị bão số 10 xóa sổ!

16-21-36_img20170916090627
Công nhân Võ Thị Liên khóc ròng bên những gốc cây cao su bị đổ gãy

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm