| Hotline: 0983.970.780

Các đại biểu Quốc hội thẳng thắn chỉ rõ thực trạng đời sống dân sinh

Thứ Tư 01/11/2017 , 06:50 (GMT+7)

Lĩnh vực văn hóa xã hội, đời sống dân sinh được nhiều ĐBQH đặc biệt quan tâm nêu ý kiến thẳng thắn, tranh luận sôi nổi.

 

ĐB Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) cho rằng vì tương lai đất nước phải có trách nhiệm chăm lo cho con trẻ

Vì tương lai hãy chăm lo cho con trẻ

Theo ĐB Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) còn rất nhiều việc chúng ta phải làm. Đảng và Chính phủ quyết liệt trong nhận diện và khắc phục các hạn chế, yếu kém, tấn công phá vỡ sự trì trệ, quan liêu, tiêu cực, thiếu trung thực, lỗi hệ thống, dấn thân vào những việc khó, mới, phức tạp, đụng chạm. Rõ nhất là xử lý cán bộ vi phạm, chống lợi ích nhóm, tinh gọn bộ máy và giảm biên chế, cơ cấu lại nền kinh tế, tập trung hoàn thiện thể chế cải cách hành chính.

Vui mừng về kết quả, nhưng ĐB Ngọ Duy Hiểu cũng băn khoăn hai vấn đề lớn đang đặt ra cho đất nước. Một là công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em. Ông nói, trẻ em nước ta đứng trước nhiều thách thức: bị bỏ rơi, bị bạo hành, bị xâm hại, tự kỷ, tự tử, đuối nước, tai nạn giao thông, vi phạm pháp luật và cả việc trẻ em bị phá hoại nhân cách do sự vô tình của người lớn.

“Thực trạng này gây nhức nhối xã hội, tác động xấu đến chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai, ảnh hưởng đến nền tảng đạo đức xã hội và sự phát triển bền vững đất nước”, ĐB Hiểu nhấn mạnh.

Cho rằng có nhiều nguyên nhân của thực trạng trên, trong đó phải kể đến việc chưa coi trọng giáo dục từ sớm, tức là trước 6 tuổi, ĐB Ngọ Duy Hiểu lập luận, môi trường gia đình không thuận lợi, môi trường xã hội bất an, sự thiếu gương mẫu của một bộ phận người lớn; công tác quản lý nhà nước về gia đình, trẻ em, giáo dục đào tạo và sự chung tay của toàn xã hội trong giáo dục trẻ còn hạn chế.

Ông đề nghị Quốc hội tiếp tục quan tâm, giám sát việc thực hiện Luật Trẻ em. Chính phủ tăng cường đôn đốc kiểm tra và nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp mới để chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ an toàn. Kinh nghiệm của các nước phát triển có nguồn nhân lực chất lượng cao như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Israel đều là những nước rất coi trọng giáo dục sớm và coi trọng bậc học mầm non.

Công tác 37 năm, nhận lương 1,3 triệu là đúng!

Đề xuất làm việc từ lúc 8h30 và nghỉ trưa chỉ 1 tiếng

ĐB Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) cho biết trên thế giới và một số nước châu Á bắt đầu làm việc của cơ quan nhà nước và khối hành chính là 8h30 và nghỉ trưa chỉ 1 tiếng. Các nước có thời gian nghỉ trưa kéo dài có năng suất làm việc thấp hơn các nước khác trong khu vực. Cùng một đất nước vùng có thời gian nghỉ trưa kéo dài thì kinh tế cũng kém phát triển hơn.

“Ở Việt Nam, thời gian làm việc từ 7h30 đến 5h chiều và nghỉ trưa từ 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng. Cần nghiên cứu xem khung giờ của ta đã tốt chưa hay cần thay đổi để phù hợp với Việt Nam”, ĐB Cảnh đề xuất và chỉ ra 5 lợi ích của việc đổi khung giờ: giao thông, sức khỏe, quan hệ trong gia đình, quan hệ xã hội và kỷ cương làm việc và tiết kiệm năng lượng.

Vấn đề thứ hai theo ĐB Ngọ Duy Hiểu là về lao động và việc làm. Hàng năm, số người từ 30 đến 40 tuổi phải kết thúc hợp đồng lao động tăng mạnh, trong đó chủ yếu là lao động nữ, theo thống kê có khoảng 600 đến 700 nghìn người/năm. Thu nhập nói chung còn thấp, một bộ phận thu nhập không đảm bảo nhu cầu của cuộc sống tối thiểu.

“Công nhân đang thiếu thốn đủ bề, từ nhà trọ đến thời gian nghỉ ngơi, các thiết chế văn hóa, phương tiện đi lại, tình cảm để chia sẻ bạn bè. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách lách luật vi phạm trắng trợn các quy định pháp luật về lao động, về bảo hiểm, về công đoàn”, ĐB nhấn mạnh.

Vẫn theo ông Hiểu tình trạng trốn đóng và nợ BHXH tiếp tục gia tăng. Cả nước có 47% doanh nghiệp đóng bảo hiểm, 24,9% người lao động được đóng bảo hiểm. Một số chủ doanh nghiệp ứng xử thiếu văn hóa, coi thường người lao động, đưa ra định mức cao và kéo dài thời gian lao động khiến người lao động kiệt sức, rã rời, ốm đau thường xuyên.

Ông Hiểu kiến nghị Quốc hội và Chính phủ, bên cạnh quan tâm các chính sách pháp luật hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cần quan tâm hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo việc làm bền vững và bảo vệ người lao động để đảm bảo cho người lao động có điều kiện tốt hơn. Nhân việc này, ông nhắc đến trường hợp cô giáo Lan ở Hà Tĩnh sau 37 năm công tác về hưu nhận mức lương 1,3 triệu đồng/tháng là điều rất đáng suy ngẫm.

Ngay lập tức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi lên tiếng: “Đây là vấn đề hết sức quan trọng, nếu chúng ta nói không chuẩn thì người lao động sẽ băn khoăn. Chiều hôm qua tôi đã đề nghị BHXH Việt Nam báo cáo quá trình đóng BHXH của cô giáo Lan. Thực tế cô Lan đi dạy 35 năm, nhưng trước đó chỉ đi dạy theo cách tự nguyện và hưởng theo mức đóng góp của người dân, công điểm. Cô Lan đóng BHXH được 22 năm 8 tháng”.

Ông Lợi cho hay, toàn bộ hệ thống tiền lương bình quân của các năm đóng là 1,8 triệu làm căn cứ đóng BHXH. Khi cô giáo Lan về hưu là 22 năm, tương đương với 69%, tính trên mức đóng bình quân của 22 năm. Như vậy, 69% nhân 1,8 triệu thì lương của cô Lan được 1.270.000 đồng.

“Theo quy định, tất cả những người tham gia BHXH bắt buộc mà về hưu thấp hơn mức lương cơ sở thì được lĩnh bằng lương cơ sở, nên Nhà nước đã cấp bù cho cô giáo Lan 37.000 đồng để được 1,3 triệu đồng/tháng. Rõ ràng mức lương ấy thì đời sống khó khăn nhưng về chính sách thì đã tính đúng”, ông Lợi nói.

Chỉ đạo của Chính phủ "trên nóng, dưới lạnh"

17-25-35_db_nguyen_sy_cuong_ninh_thun_1
ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương

ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) nói như vậy và cho rằng người đứng đầu Chính phủ quyết liệt, quyết tâm mà bộ máy bên dưới thờ ơ, không làm tròn nhiệm vụ. Ông cho biết sau khi nghe báo đài phản ánh, bản thân ông đã đi thực tế để tận mắt chứng kiến việc buôn lậu thuốc lá công khai tại khu vực ngã ba thị trấn Châu Đốc (An Giang).

“Tôi thấy vận chuyển công khai ở những cung đường nhất định, theo giờ nhất định. Ở Châu Đốc, thuốc lá lậu được chở xe máy từ 1 - 4h sáng. Còn qua Long An, đoạn quốc lộ 62, cách cửa khẩu chỉ vài trăm mét, thì thời gian là trước 13h. Đó là khung giờ bọn buôn lậu "mua" được, xe máy chạy rầm rầm với tốc độ kinh hoàng, dù chúng tôi chụp ảnh, quay phim”, ĐB Cương kể.

ĐB Nguyễn Sỹ Cương giơ lên một bịch thuốc lá mà chính ông đã mua được trong 3 ngày đi khảo sát rồi chốt một câu rằng, tôi chỉ mong 1 lần được gặp lực lượng chức năng đi kiểm tra, kiểm soát nhưng đáng tiếc là không thấy một ai.

Quốc hội phải làm tốt hơn xử lý hậu giám sát

ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) đặt vấn đề Quốc hội đã đồng hành với Chính phủ như thế nào? Cơ quan hành pháp trực tiếp tạo xung lực phát triển nhưng cơ quan lập pháp không thể đứng ngoài cuộc được.

“Quốc hội, ĐBQH có vai trò gì trước các vấn đề người dân bức xúc suốt thời gian qua như Sân golf Tân Sơn Nhất, vụ việc ở Đồng Tâm, xẻ thịt bán đảo Sơn Trà... Câu hỏi đặt ra là cơ quan dân cử đã làm tốt trách nhiệm giám sát. Giá trị của việc giám sát thế nào?”, ông Nhưỡng trăn trở và cho rằng Quốc hội phải làm tốt hơn nữa công việc giám sát và xử lý hậu giám sát tốt lên. Không thể giám sát rồi để đó. Vì nhiều trường hợp còn nợ, thậm chí chìm xuồng.

 

Xem thêm
Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm