| Hotline: 0983.970.780

Các doanh nghiệp ngành gỗ đã sẵn sàng cho công cuộc chuyển đổi số

Thứ Ba 21/12/2021 , 10:08 (GMT+7)

Nâng cao năng lực và quản trị doanh nghiệp là cốt lõi vấn đề trong thực hiện chương trình chuyển đổi số của ngành gỗ Việt Nam.

Các doanh nghiệp ngành gỗ đã sẵn sàng cho công cuộc chuyển đổi số.

Các doanh nghiệp ngành gỗ đã sẵn sàng cho công cuộc chuyển đổi số.

Vừa qua, Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp với Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV - Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) thực hiện đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số ngành chế biến gỗ.

Theo đó, gần 58% người được hỏi xác nhận rằng công ty họ có chiến lược số; gần 80% người được hỏi xác nhận rằng chuyển đổi số là cốt lõi trong việc triển khai kinh doanh chiến lược của họ trong tương lai; gần 70% người được hỏi xác nhận nhóm lãnh đạo của họ có kỹ năng cần thiết để thực hiện chuyển đổi số; 48% người được hỏi xác nhận rằng công ty họ có kế hoạch tối đa 2 năm khi xây dựng chiến lược số, trong khi đó, khoảng 46% người được hỏi xác nhận rằng công ty họ có kế hoạch từ 3-5 năm khi xây dựng chiến lược số.

Khảo sát cũng chỉ ra, thiếu kiến thức, quá trình và con người được nhìn nhận là thách thức số 1 trong việc xây dựng và triển khai chiến lược số, bên cạnh đó là thách thức về ngân sách và quản lý. Tăng năng suất và chuyển đổi công ty là lý do số 1 được doanh nghiệp đưa ra để bắt đầu quá trình chuyển đổi số; lý do số 2 là tăng doanh thu, giảm chi phí và tìm kiếm thị trường mới.

Báo cáo cũng cho hay, khoảng 60% người được hỏi đồng ý rằng các hành động và ý tưởng chuyển đổi số được khởi xướng từ cả ban lãnh đạo và nhân viên. 58% người được hỏi đồng ý rằng họ có áp dụng truyền thông số và thương mại điện tử cho khách hàng và đối tác. 71% người được hỏi sử dụng các công nghệ số như thương mại điện tử và thanh toán số…

Tình hình tài chính và chiến lược của doanh nghiệp là yếu tố quyết định trong việc xác định mục tiêu cho chiến lược chuyển đổi số.

Tình hình tài chính và chiến lược của doanh nghiệp là yếu tố quyết định trong việc xác định mục tiêu cho chiến lược chuyển đổi số.

Theo đánh giá của Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh, từ trước đến nay, chuyển đổi số ngành gỗ vẫn chưa tích cực; nếu so với các nước đang phát triển như Đức, Trung Quốc, Ba Lan… Việt Nam vẫn đang ở phía sau khá xa.

Nhận thức không rõ ràng về khái niệm chuyển đổi số là một trong những nguyên nhân mấu chốt dẫn tới thất bại của quá trình chuyển đổi số. Nhiều doanh nghiệp còn dè dặt chuyển đổi số vì áp lực chi phí lớn, chưa biết bắt đầu từ đâu, đâu là giải pháp doanh nghiệp có thể bắt tay vào làm ngay, giải pháp tiên quyết trong trung và dài hạn là gì. Tâm thế chưa sẵn sàng thay đổi là những thách thức lớn cần vượt qua khi doanh nghiệp chuyển đổi số.

Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm khác nhau sẽ cần có những giải pháp khác nhau để thực hiện chuyển đổi số. Tình hình tài chính và chiến lược của doanh nghiệp là yếu tố quyết định trong việc xác định mục tiêu cho chiến lược chuyển đổi số. Nhiều công ty đã bắt đầu chuyển đổi số bằng cách rà soát các yếu tố tạo ra giá trị cho khách hàng đồng thời phát triển các mô hình hoạt động để cung cấp giá trị. Trong chuỗi giá trị gỗ, bước đầu tiên hướng tới chuyển đổi số thành công là xây dựng lòng tin giữa các bên tham gia chuỗi giá trị.

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, nâng cao năng lực và quản trị doanh nghiệp là cốt lõi vấn đề trong thực hiện chương trình chuyển đổi số. Hiện nay, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngành gỗ vẫn đang ở mức thấp so với các doanh nghiệp ngành khác, cũng như so với các doanh nghiệp FDI.

Mặc dù các doanh nghiệp ngành gỗ ra đời lâu nhưng năng lực quản trị của các doanh nghiệp ngành gỗ còn thấp, đặc biệt là hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ trong hệ thống quản trị còn rất non trẻ. Trong thời gian tới, các Hiệp hội ngành gỗ sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp để đưa nội dung chuyển đổi số phát triển, nâng cao vị thế của doanh nghiệp Việt trên nền tảng công nghệ 4.0 và nâng cao nền tảng quản trị doanh nghiệp.

Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và EU tiếp tục là 5 thị trường quan trọng nhất của Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu hơn 9,3 tỷ USD, chiếm 90% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong số đó, Hoa Kỳ đã trở thành thị trường rất lớn đối với ngành gỗ Việt Nam. Lâm sản là một trong số ít các mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng cả về sản lượng và giá trị do Covid-19 ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế ở các nước trên thế giới. Tuy nhiên, về lâu dài, ảnh hưởng của dịch Covid-19 buộc doanh nghiệp ngành gỗ sẽ phải tìm hướng đi mới.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Xây dựng vườn ươm cải tiến sản xuất giống cây lâm nghiệp

QUẢNG TRỊ Các vườn ươm cải tiến cung cấp 1,8 triệu cây giống lâm nghiệp chất lượng cao cho trồng rừng bền vững gắn với thực hiện chứng chỉ rừng vùng nguyên liệu.

Dựa vào dân để giữ rừng Pù Huống

Diện tích rừng trải rộng nhưng sức người quá nhỏ bé, để giữ vốn quý những con người tại Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống phải nỗ lực rất lớn.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.