| Hotline: 0983.970.780

Hành lang pháp lý đầy đủ giúp ngành lâm nghiệp phát triển bền vững

Thứ Năm 16/12/2021 , 11:29 (GMT+7)

Đến nay, hệ thống pháp luật về lĩnh vực lâm nghiệp đã cơ bản đầy đủ, tạo hành lang pháp lý quan trọng, đảm bảo sự phát triển lâu bền của ngành.

Cải cách hành chính đã trở thành hành động đem lại kết quả trên thực tiễn của ngành lâm nghiệp. Ảnh: I.T.

Cải cách hành chính đã trở thành hành động đem lại kết quả trên thực tiễn của ngành lâm nghiệp. Ảnh: I.T.

Theo ông Nguyễn Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT), cải cách hành chính không chỉ là yêu cầu nhiệm vụ mà đã trở thành hành động đem lại kết quả trên thực tiễn của ngành lâm nghiệp.

"Chúng tôi đã tập trung toàn diện vào 6 lĩnh vực cải cách hành chính, trong đó, những lĩnh vực ghi được nhiều dấu ấn là cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hoá nền hành chính. Đến nay, hệ thống pháp luật về lĩnh vực lâm nghiệp đã cơ bản đầy đủ, tạo hành lang pháp lý quan trọng, đảm bảo sự phát triển lâu bền của ngành", ông Nguyễn Văn Điển cho biết.

Theo đó, nhiều cơ chế chính sách đang tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình xã hội hóa, quốc tế hóa của ngành. Thủ tục hành chính được tinh giản sâu. Từ 153 thủ tục hành chính (năm 2015), còn 123 thủ tục hành chính (2017). Đến nay chỉ còn 40 thủ tục hành chính (20 ở cấp Trung ương, 16 ở cấp tỉnh và 4 ở cấp huyện), bằng 1/3 so với thời điểm trước khi Luật Lâm nghiệp được ban hành. 

Trong năm 2022, Tổng cục sẽ tiếp tục phân cấp ít nhất 4 thủ tục hành chính ở cấp Trung ương cho cấp tỉnh. Từ năm 2018 đến nay, Tổng cục Lâm nghiệp luôn được xếp trong tốp đầu về kết quả cải cách hành chính.

Lĩnh vực lâm nghiệp cũng đang thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính qua nhiều kênh khác nhau, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, như tiếp nhận trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ bưu chính công ích; đặc biệt là việc khuyến khích các doanh nghiệp, người dân thực hiện nộp hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng, như qua Cổng dịch vụ công của Bộ NN-PTNT và một cửa quốc gia.

Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số cũng được thực hiện mạnh mẽ với việc ứng dụng chữ ký số và các phần mềm trong xử lý văn bản, cập nhật thông tin số liệu quản lý ngành xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương. 

Ứng dụng công nghệ trong cảnh báo, phát hiện sớm lửa rừng cũng như theo dõi diễn biến rừng, nâng cao độ chính xác, minh bạch về thông tin.

Lĩnh vực lâm nghiệp đang thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính qua nhiều kênh khác nhau, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Ảnh: I.T.

Lĩnh vực lâm nghiệp đang thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính qua nhiều kênh khác nhau, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Ảnh: I.T.

Cũng theo ông Điển, Tổng cục Lâm nghiệp xác định cải cách hành chính, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực lâm nghiệp là một trong những khâu đột phá nhằm giải quyết điểm nghẽn, tạo chuyển biến về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi, thu hút nguồn lực cho phát triển ngành lâm nghiệp.

Điều đó có thể nhận thấy trên các mặt sau: Giảm thời gian, giảm hồ sơ, tiết kiệm chi phí thực hiện thủ tục hành chính. Chẳng hạn ở lĩnh vực CITES, số lượng giấy phép cấp qua hệ thống một cửa quốc gia hiện nay đạt 17,3% (giấy phép điện tử), còn lại là qua bộ phận một cửa của Tổng cục Lâm nghiệp. Điều này mang lại lợi ích và sự hài lòng cao cho tổ chức, cá nhân.

Tăng khả năng tiếp cận và cơ hội lựa chọn loại hình thủ tục hành chính phù hợp với điều kiện của tổ chức, cá nhân.

Việc thực hiện đồng bộ, đồng thời hệ thống một cửa, cơ chế một cửa, một cửa liên thông, đã phát huy tác dụng lớn trong việc tạo ra sự hỗ trợ này.

Hỗ trợ khâu giám sát, phản ánh và theo dõi tiến độ về việc giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan có thẩm quyền, qua đó tạo sự minh bạch, tin tưởng.

Tổng cục cũng phân công nhiệm vụ cụ thể đến các đơn vị thuộc Tổng cục trong việc thực hiện và theo dõi tiến độ, có giải pháp thúc đẩy hoàn thành đối với từng tiêu chí, tiêu chí thành phần của bộ chỉ số cải cách hành chính; Chuẩn bị cơ bản đầy đủ về cơ sở vật chất và trang thiết bị cho việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính. 

Đến nay, hệ thống phần mềm xử lý văn bản điện tử đã cho phép ứng dụng triệt để chữ ký số, tiếp nhận và phát hành văn bản trên phần mềm điện tử; hệ thống giải quyết thủ tục hành chính cơ bản đáp ứng các yêu cầu.

  • Tags:
Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Tre xanh trên Long Cốt sơn

Quảng Ngãi Tre xanh tốt trên núi cằn trơ sỏi đá. Thân tre to lớn vươn lên trời cao, mở ra hướng làm ăn mới cho bà con nông dân ở vùng đất bạc màu.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất