| Hotline: 0983.970.780

Các hộ nuôi thủy sản trên lồng bè bắt buộc vào bờ trước 18h ngày 9/11

Thứ Hai 09/11/2020 , 12:30 (GMT+7)

Nhằm ứng phó bão số 12, tỉnh Khánh Hòa bắt buộc các ngư dân trên các lồng bè, tàu thuyền vào bờ trước 18h ngày hôm nay (9/11) cho đến khi hết bão.

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có công điện về việc ứng phó áp thất nhiệt đới, bão (cơn bão số 12) và mưa lũ trên địa bàn.

Tỉnh Khánh Hòa bắt buộc các ngư dân trên các lồng bè, tàu thuyền vào bờ trước 18 giờ ngày 9/11 nhằm ứng phó bão số 12. Ảnh: KS.

Tỉnh Khánh Hòa bắt buộc các ngư dân trên các lồng bè, tàu thuyền vào bờ trước 18 giờ ngày 9/11 nhằm ứng phó bão số 12. Ảnh: KS.

Theo đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng phối hợp các địa phương và đơn vị liên quan kêu gọi tàu thuyền, kể cả tàu du lịch còn hoạt động trên biển khẩn trương trở về bờ hoặc tìm chỗ tránh trú an toàn; đồng thời thông báo cho các ngư dân, các hộ nuôi trồng thủy sản trên các lồng bè, các tàu du lịch, các phương tiện đi lại trên biển biết thời gian ngưng các hoạt động đánh bắt, vận chuyển, lưu thông trên biển kể từ 18h ngày 9/11 cho đến khi kết thúc bão.

Đối với các ngư dân, các hộ đang nuôi trồng thủy sản trên các lồng, bè trên biển, các cơ quan chức năng tổ chức hướng dẫn cho người dân neo buộc lồng bè, tàu thuyền đảm bảo an toàn và yêu cầu các ngư dân bắt buộc vào bờ trước 18h ngày 9/11 cho đến khi hết bão…

Tỉnh Khánh Hòa đang triển khai các giải pháp ứng phó bão số 12. Ảnh: KS.

Tỉnh Khánh Hòa đang triển khai các giải pháp ứng phó bão số 12. Ảnh: KS.

Theo báo cáo của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa đến sáng 9/11, toàn tỉnh có 161 tàu với 1.344 người đang hoạt động đánh bắt trên biển. Cụ thể vùng biển Trường Sa 71 tàu/629 lao động; vùng biển phía Nam có 39 tàu/343 lao động; vùng biển ven bờ Ninh Thuận – Bình Thuận 28 tàu/240 và vùng biển Khánh Hòa 23 tàu/132 lao động. Hiện các tàu trên đã nắm được thông tin, vùng nguy hiểm của bão để chủ động tránh trú an toàn.

Về lồng bè toàn tỉnh hiện có 2.378 bè /91.708 lồng với khoảng 13.600 lao động. Bộ đội Biên phòng tỉnh đã phối hợp với chính quyền địa phương giữ thông tin với các chủ lồng, bè để thực hiện đưa các lao động trên lồng bè vào bờ trú ẩn khi có lệnh.

Bên cạnh đó, toàn tỉnh có 45 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nằm trên đảo và ven biển. Hiện có khoảng 1.500 khách đang lưu trú đã nắm được thông tin, diễn biến của bão để chủ động phòng tránh đảm bảo an toàn.

Đối với 174 vị trí có nguy cơ sạt lở với khoảng 23.350 người dân trên địa bàn, tỉnh Khánh Hòa đang cảnh báo người dân sẵn sàng sơ tán khi có mưa, lũ lớn. Ngoài ra, 110 điểm ngầm, cầu, tràn nguy hiểm sẽ được các địa phương chủ động bố trí lực lượng chốt chặn.

Tại Phú Yên, để ứng phó bão số 12, UBND tỉnh Phú Yên đã ra lệnh cấm biển từ 10h ngày 9/11.

Xem thêm
Nông nghiệp - PTNT năm 2024: Vượt gian khó lập kỳ tích

14h00 hôm nay (27/12), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Báo Nông nghiệp Việt Nam xin điểm lại một số dấu ấn nổi bật của ngành trong năm 2024.

Phú Yên mong được hỗ trợ trong các dự án phát triển thủy sản bền vững

Dự án Khu nuôi trồng thủy sản công nghệ cao tại thị xã Sông Cầu và nâng cấp cảng cá Đông Tác là bước tiến giúp Phú Yên phát triển thủy sản bền vững.

Công bố mức thưởng tết cao nhất tại Vĩnh Long và Trà Vinh

Theo thống kê của Sở LĐ- TB&XH Trà Vinh, mức thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất là 280 triệu đồng, trong khi tại Vĩnh Long là 240 triệu đồng.