| Hotline: 0983.970.780

Các loại sữa của Vinamilk ra mắt người tiêu dùng Trung Quốc

Thứ Ba 06/11/2018 , 18:02 (GMT+7)

Ngày 5/11/2018, Vinamilk đã tham dự và ra mắt các sản phẩm của mình tới người tiêu dùng Trung Quốc tại “Hội chợ nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ nhất” (CIIE 2018) được tổ chức tại TP. Thượng Hải.

 Người tiêu dùng Trung Quốc dùng thử và rất thích thú với các sản phẩm của Vinamilk tại hội chợ

Hội chợ này là sáng kiến của Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế "Vành đai - con đường" được tổ chức vào tháng 5.2017 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Việt Nam là 1 trong số 12 quốc gia tham gia hội chợ với tư cách quốc gia danh dự, đoàn Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đã tham quan các gian hàng tại hội chợ.

CIIE 2018 là sự kiện xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch quan trọng giúp tăng cường liên kết với các nước trong khu vực, khai thác tối đa lợi ích do Khu vực tự do mậu dịch ASEAN - Trung Quốc đem lại, đồng thời tăng cường xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam sang Trung Quốc và các nước ASEAN cũng như của các nước ASEAN sang Trung Quốc qua các cửa khẩu của Việt Nam.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc quan tâm đến sản phẩm sữa chua nếp cẩm của Vinamilk

Vinamilk - Công ty sữa lớn nhất Việt Nam và cũng là công ty đã được vinh danh là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín nhất Việt Nam đã tổ chức trưng bày và cho khách hàng Trung Quốc dùng thử các sản phẩm do Vinamilk sản xuất. Thông qua hội chợ, các sản phẩm của Vinamilk đã nhận được sự phản hồi rất tích cực từ khách tham quan và được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng.

Trong buổi khai mạc Hội chợ, Vinamilk cũng vinh dự được đón Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đến thăm gian hàng của Vinamilk và động viên, khích lệ doanh nghiệp.

 
 
 Các hoạt động xúc tiến thương mại của Vinamilk tại các thị trường nước ngoài

Đươc thành lập từ năm 1976, Vinamilk là công ty sản xuất sữa đứng đầu Việt Nam và nằm trong top 50 công ty sữa hàng đầu thế giới. Giá trị thương hiệu của Vinamilk đã được tạp chí Forbes Việt Nam định giá 2,28 tỷ USD – đứng đầu các thương hiệu giá trị tại Việt Nam. Đây cũng là công ty sữa được được tạp chí Nikkei nhiều năm liền đưa vào danh sách 300 công ty xuất sắc nhất Châu Á (Nikkei Asia300). Theo đơn vị đánh giá Kantar Worldpanel, Vinamilk là thương hiệu sữa được người tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất tại Việt Nam trong 4 năm liên tục từ 2014 đến nay.

Doanh thu năm 2017 của Vinamilk đạt 2.3 tỉ USD (tương đương 15.7 tỉ Nhân dân tệ) trong đó doanh thu xuất khẩu đạt khoảng 200 triệu USD.Vinamilk hiện đang có13 nhà máy, 10 trang trại bò sữa tại Việt Nam và còn có 3 nhà máy chế biến sữa tại Mỹ, New Zealand và Cambodia cùng công ty con tại Ba Lan.

Bên cạnh sản phẩm sữa chua được ưa chuộng tại Việt Nam và các quốc gia khác, danh mục các sản phẩm của Vinamilk còn có: sữa bột, sữa đặc, bột ăn dặm, sữa nước, sữa đậu nành, nước trái cây, kem và và các loại nước giải khát khác. Các sản phẩm của Vinamilk đều đạt các tiêu chuẩn quốc tế như HACCP, Halal….và được sản xuất trong hệ thống nhà máy đạt chuẩn GMP và các tiêu chuẩn quốc tế khắt khenhư tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 17025, ISO 14000, FSSC 22000, trong đó GMP là tiêu chuẩn bắt buộc đối với các nhà máy sản xuất dược phẩm và được khuyến khích áp dụng cho cả các công ty thực phẩm nói chung.

Tại thị trường trong nước, toàn ngành sữa nước của Vinamilk vẫn tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường toàn quốc, với khoảng 55% thị phần. Ngoài ra, Vinamilk còn nắm giữ hơn 80% thị phần sữa chua, hơn 80% thị phần sữa đặc, hơn 30% thị phần trong ngành hàng sữa bột.

Ngoài ra, sản phẩm của Vinamilk đã có mặt tại 46 quốc gia và vùng lãnh thổ trải dài trên toàn cầu bao gồm các quốc gia có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm như Nhật, USA, Australia, New Zealand, Canada….

 
Sản phẩm sữa đặc có đường nhãn hiệu Driftwood của Vinamilk được bày bán tại các siêu thị ở Mỹ

Trước đó, vào tháng 5/2017, tại Bắc Kinh, tai buổi Tọa đàm Hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Trung Quốc 2017, Vinamilk và đối tác Guangdong Vina đã ký MOU về hợp tác cung cấp các sản phẩm sữa của Vinamilk vào thị trường Trung Quốc. Thỏa thuận này được ký dưới sự chứng kiến của lãnh đạo cấp cao của 2 nước TQ và VN.

Vào tháng 09, Vinamilk cũng đã tham dự Hội chợ ASEAN - Trung Quốc lần thứ 15 (CAEXPO 2018) diễn ra tại Nam Ninh, Quảng Tây cùng với đối tác của mình nhằm giới thiệu một số sản phẩm đặc trung của Vinamilk với người tiêu dùng Trung Quốc. Đặc biệt là sản phẩm sữa chua được đánh giá mùi vị thơm ngon, chủng loại đa dạng, phù hợp với nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng…

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm