| Hotline: 0983.970.780

Các nước ASEAN thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội sau dịch Covid-19

Thứ Ba 23/06/2020 , 18:51 (GMT+7)

Đại dịch Covid-19 gây ra những thiệt hại to lớn về kinh tế và tác động tiêu cực tới xã hội đối với các quốc gia trên thế giới nói chung và ASEAN nói riêng.

Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN lần thứ 23 đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại Hà Nội. Ảnh: Truyền thông Bộ LĐ-TBXH.

Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN lần thứ 23 đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại Hà Nội. Ảnh: Truyền thông Bộ LĐ-TBXH.

Ngày 23/6, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN (ASCC) lần thứ 23 được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại Hà Nội.

Đây là Hội nghị định kỳ lần thứ 1 trong năm 2020 do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH), với vai trò Chủ tịch ASCC 2020, chủ trì tổ chức nhằm xem xét, thông qua các kết quả, văn kiện của Cộng đồng Văn hóa – Xã hội để trình lên Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của ASEAN, các Hội nghị Bộ trưởng và Cấp cao ASEAN được tổ chức trực tuyến do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020, Chủ tịch ASCC 2020, cho rằng đây là đại dịch chưa có tiền lệ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân, tới hệ thống chăm sóc y tế và gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn về kinh tế và tác động tiêu cực nhiều mặt tới xã hội đối với tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung và ASEAN nói riêng.

Nó đòi hỏi tất cả Chính phủ các nước phải ứng phó với tình huống khẩn cấp nhằm bảo vệ tính mạng của người dân, ổn định nền kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, để chủ động ứng phó, các nhà Lãnh đạo ASEAN và các cơ quan chuyên ngành các cấp Bộ trưởng, quan chức của ASEAN như Y tế, Lao động, Phúc lợi Xã hội và Phát triển và kênh Giáo dục đã tổ chức một số các hội nghị đặc biệt để trao đổi kinh nghiệm và các sáng kiến phòng chống Covid-19, tăng cường hợp tác để giải quyết các tác động tiêu cực và hậu quả do đại dịch gây ra trên nhiều lĩnh vực của đời sống.

"Là một trụ cột với 15 cơ quan chuyên ngành liên quan, trải trên nhiều lĩnh vực, Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN mang một ý nghĩa quan trọng khi kết nối trực tiếp với người dân và phục vụ cho người dân.

Trong bối cảnh xã hội đang đổi thay với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và sự phát triển của công nghệ, các nền tảng xã hội phát triển, vấn đề già hóa dân số và gia tăng của thiên tai dịch bệnh, tại giai đoạn chuyển giao giữa hai thập kỷ này, nhiệm vụ của Hội đồng là phải điều phối hơn nữa những nỗ lực của Cộng đồng để đảm bảo cho người dân có được một cuộc sống hạnh phúc, đảm bảo được ổn định và phát triển kinh tế xã hội", ông Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 có nhiều diễn biến phức tạp, đã và đang ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của tất cả các nước thành viên ASEAN, các Bộ trưởng hoan nghênh sáng kiến về thúc đẩy hợp tác và tăng cường các biện pháp ứng phó với Covid-19.

Theo đó, các Bộ trưởng khuyến khích những đóng góp tích cực của tất cả các Cơ quan chuyên ngành thuộc ASCC trong nỗ lực ứng phó chung của khu vực với Covid-19.

Các sáng kiến ​liên ngành có sự phối hợp chung đã cho phép xây dựng được kế hoạch phục hồi sau đại dịch nhằm mang lại việc làm và sinh kế cho người lao động và thúc đẩy khả năng vực dậy về kinh tế - xã hội của các nhóm yếu thế.

Liên quan đến vấn đề này, các Bộ trưởng đã ủng hộ đề xuất của Việt Nam và Ban thư ký ASEAN về việc tổ chức một loạt hội thảo trên web về các nỗ lực do ASCC chủ trì nhằm giải quyết Covid-19.

Các Bộ trưởng đều nhất trí việc thúc đẩy hợp tác và tăng cường các biện pháp ứng phó với Covid-19. Ảnh: Truyền thông Bộ LĐ-TBXH.

Các Bộ trưởng đều nhất trí việc thúc đẩy hợp tác và tăng cường các biện pháp ứng phó với Covid-19. Ảnh: Truyền thông Bộ LĐ-TBXH.

Năm 2020, với tư cách là Chủ tịch ASEAN, hướng tới chủ đề “Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”, Việt Nam trong các hoạt động của Cộng đồng đã đề xuất những sáng kiến và ưu tiên trong các lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, phúc lợi xã hội, thông tin truyền thông… để thúc đẩy hơn nữa những nỗ lực của Cộng đồng hướng tới Tầm nhìn ASEAN 2025.

Đây cũng thực sự là thời điểm vô cùng quan trọng đối với ASEAN khi cả 3 Cộng đồng đang thực hiện đánh giá giữa kỳ việc thực hiện Kế hoạch Tổng thế hướng tới Tầm nhìn ASEAN 2025 và tất cả các cơ quan chuyên ngành của ASEAN cũng đang đánh giá việc thực hiện Kế hoạch Công tác 5 năm 2016 - 2020 và xây dựng Kế hoạch công tác trong giai đoạn 5 năm sắp tới 2021 - 2025.

Kết thúc Hội nghị, các Bộ trưởng đã ra Tuyên bố chung và đạt được sự đồng thuận thông qua 2 văn kiện, Tuyên bố của Cộng đồng để trình Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 thông qua và ghi nhận, bao gồm: Tuyên bố ASEAN về Phát triển Nguồn nhân lực cho một Thế giới công việc đang đổi thay; và Điều khoản tham chiếu của Hội đồng phát triển Giáo dục nghề nghiệp ASEAN.

Các Bộ trưởng cũng thống nhất về nội dung của Báo cáo Hội nghị ASCC lần thứ 23 để nộp lên Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 sắp tới sẽ diễn ra vào ngày 26/6/2020.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Giông lốc gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân Si Ma Cai

Lào Cai Giông lốc, mưa lớn gây ảnh hưởng đến mùa màng của người dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai và huyện Mường Khương.

Bình luận mới nhất