| Hotline: 0983.970.780

Các vụ Tiên Lãng, Văn Giang "rất đáng tiếc"

Thứ Tư 13/06/2012 , 18:22 (GMT+7)

Sáng nay 13-6, trả lời chất vấn liên quan đến các vụ việc thu hồi đất tại Tiên Lãng (Hải Phòng), Văn Giang (Hưng Yên) và vụ việc ở Cần Thơ, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang nói “xảy ra các vụ này là rất đáng tiếc”.

Sáng nay 13-6, trả lời chất vấn liên quan đến các vụ việc thu hồi đất tại Tiên Lãng (Hải Phòng), Văn Giang (Hưng Yên) và vụ việc ở Cần Thơ, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang nói “xảy ra các vụ này là rất đáng tiếc”.


Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Nguyễn Minh Quang: "Vụ Tiên Lãng là bài học rất sâu sắc" - Ảnh: Việt Dũng

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường nói thêm: “Chúng tôi thấy rõ trách nhiệm của địa phương, trách nhiệm của chúng tôi trong việc thanh tra các quy định của pháp luật. Riêng vụ Tiên Lãng, sau khi xảy ra thì Thủ tướng đã có ý kiến về vụ này. Cho đến nay chúng tôi cùng với Hải Phòng, sau khi kiểm điểm trách nhiệm của mình, đã cùng chúng tôi giải quyết một số vụ việc như Thủ tướng yêu cầu. Chúng tôi cũng yêu cầu các địa phương rà soát đất bãi bồi ven sông, ven biển. Vụ xảy ra ở Tiên Lãng là bài học rất sâu sắc cho chúng tôi”.

Đối với vụ Văn Giang, Bộ trưởng Quang cho hay dự án đã được phê duyệt lâu rồi. Vừa rồi Hưng Yên đã thực hiện cưỡng chế 166 hộ thì là việc thực thi của địa phương. Hiện nay không phải người dân kêu ca gì về chính sách đền bù, hỗ trợ. Người dân đề nghị thu hẹp lại dự án một chút và khu dịch vụ mà người dân được hưởng thì cần được nằm trong dự án.

“Bộ trưởng nói năm 2015 xong thì tôi không đồng ý”

Đại biểu Võ Kim Cự (Hà Tĩnh) chất vấn về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mục tiêu đặt ra là năm 2010 cơ bản là xong nhưng đến nay tỉ lệ thấp, giải pháp của bộ trưởng là gì?

Bộ trưởng Quang đáp rằng mục tiêu đến năm 2010 cấp xong là “lời hứa của bộ trưởng trước tôi”. Nhưng kết quả đạt được đến nay thì đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở nông thôn tỉ lệ cấp giấy chứng nhận đạt khoảng 85%. Còn đất đô thị đạt 63%, đất chuyên dùng, đất công sở đạt tỉ lệ thấp. Nguyên nhân của tình trạng này là do giấy tờ không hợp lệ, nguồn gốc phức tạp, vi phạm trong xây dựng và liên quan đến quy hoạch.

“Ví dụ bên hành lang sông Nhuệ thì đang quy hoạch nên chưa thể cấp được” – ông Quang nói.

“Cố gắng đến năm 2015 cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” – Bộ trưởng Quang hứa. Tuy nhiên, lời hứa này không được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chấp nhận: “Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường nói năm 2015 mới xong thì tôi không đồng ý. Chính sách đã có rồi, vấn đề là tổ chức thực hiện cho tốt. Đây là vấn đề liên quan đến quyền lợi của người dân và Quốc hội đã có nghị quyết, việc cấp giấy cơ bản năm 2013 phải xong”.

“Bộ trưởng nắm quyền thì phải trả lời được”

Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) đã phát biểu như vậy sau khi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Nguyễn Minh Quang trả lời chất vấn không làm bà hài lòng.

Cụ thể, đại biểu An hỏi bao giờ thì những dòng sông chết do ô nhiễm như sông Nhuệ sẽ xanh lại? Lúc đầu, Bộ trưởng Quang quên trả lời câu hỏi này khiến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phải nhắc: “Đại biểu An có hỏi là dòng sông xanh trở lại được không? Bộ trưởng nên trả lời rõ”.

“Đúng là phải kiên quyết làm xanh lại nhưng bao giờ thì cần có thời gian” – Bộ trưởng Quang đáp. Không đồng tình với câu trả lời này, đại biểu An chất vấn lại: “Tôi hỏi là bao giờ thì dân chúng tôi được sống trong lành? Đồng chí nắm quyền, nắm tiền, nắm chính sách thì phải trả lời được, chứ không phải để đồng chí hỏi lại đại biểu chúng tôi là đến bao giờ”.

Tiếp tục trả lời, Bộ trưởng Quang nhận xét “câu hỏi của chị An hết sức hóc búa”. Bộ trưởng cho rằng để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường của người dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ý thức của chính người dân, của doanh nghiệp, rồi việc đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư mỗi năm hàng chục ngàn tỉ đồng. “Khi chúng ta đạt trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì đến năm 2020 chúng ta không thể không giải quyết” – ông Quang nói.

Trả lời chất vấn của đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) về tình trạng ô nhiễm sông Hồng, Bộ trưởng Quang nói rằng sông này từ Vân Nam (Trung Quốc) chảy sang, bộ đã biết và hết sức quan tâm, đã đặt hệ thống quan trắc ở đây. “Có trách nhiệm của phía bạn và có trách nhiệm của chúng ta trong việc xả thải từ Lào Cai xuống dưới. Chúng ta cần bàn với tỉnh Vân Nam xem phối hợp giải quyết vấn đề ô nhiễm thế nào” – ông Quang nói.

Khi chủ tịch Quốc hội nêu lại câu hỏi của đại biểu rằng “đã có chương trình xử lý tình trạng ô nhiễm sông Hồng chưa” thì bộ trưởng đáp “chưa” và “tới đây chúng tôi sẽ có tham mưu cho Chính phủ".

Theo Tuổi trẻ

Thủ tướng chỉ đạo giải quyết vụ việc ở Văn Giang (Hưng Yên)
Hội Luật gia Việt Nam lên tiếng vụ nhà báo VOV bị hành hung tại Văn Giang
Văn Giang: Nỗi lo mưu sinh sau thu hồi đất
Ruộng đất, nhìn từ chuyện cưỡng chế ở Văn Giang 

Giải quyết dứt điểm tồn tại vụ Tiên Lãng
Muộn nhất tháng 6 sẽ xét xử vụ án tại Tiên Lãng
50 cán bộ bị xử lý trong vụ Tiên Lãng
Cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch huyện Tiên Lãng
Kháng nghị tái thẩm vụ thu hồi đất Tiên Lãng
Từ ''tiếng súng'' Tiên Lãng
Thay tổ trưởng giải quyết vụ Tiên Lãng
Cưỡng chế thu hồi đất của Tiên Lãng là trái luật!
Đề nghị xử lý thêm 7 cán bộ trong vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng
Thủ tướng chỉ đạo làm rõ vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng
Vụ cưỡng chế đất ở Hải Phòng: Bộ TN-MT yêu cầu UBND huyện Tiên Lãng cung cấp hồ sơ pháp lý

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.